Soạn giản lược bài từ đồng nghĩa

Soạn văn 7 bài từ đồng nghĩa giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.

Phần luyện tập

Câu 1: Các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ trên gồm:

  • gan dạ - dũng cảm
  • nhà thơ - thi sĩ
  • mổ xẻ - phân tích
  • đòi hỏi - yêu cầu
  • loài người - nhân loại
  • của cải - tài sản
  • nước ngoài - ngoại quốc
  • chó biển - hải cẩu
  • năm học - niên khoá
  • thay mặt - đại diện.

Câu 2: Từ gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ trên:

  • Máy thu thanh/ ra-di-o
  • Xe hơi/ ô tô
  • Sinh tố/ vi-ta-min
  • Dương cầm/ pi-a-no

Câu 3: Từ địa phương đồng nghĩa từ toàn dân là:

  • thơm/ khóm - dứa
  • tía/ thầy/ ba - cha
  • u/ bầm/ má - mẹ
  • quả lệ chi - quả vải...

Câu 4: Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm như sau:

  • đưa -> gửi,
  • đưa -> tiễn
  • kêu -> phàn nàn
  • nói -> cười
  • đi -> mất/ qua đời.

Câu 5: Phân biệt nghĩa các từ:

Ăn, chén, xơi.

  • Ăn: nghĩa bình thường, dùng được nhiều trong văn cảnh.
  • Xơi: thường dùng trong lời mời nhiều hơn
  • Chén: sắc thái suồng sã, thân mật.

Cho, tặng, biếu

  • Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn.
  • Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý,
  • Biếu: thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên

Yếu đuối, yếu ớt:

  • Yếu đuối: trạng thái thiếu sức lực, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách.
  • Yếu ớt: yếu đến mức sức lực, khó có thể làm được việc gì

Xinh, đẹp

  • Xinh: có những nét đáng yêu làm người ta chú ý.
  • Đẹp: đạt đến sự hoàn hảo, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là toàn diện hơn xinh.

Tu, nhấp, nốc

  • Tu: uống nhanh, nhiều và liền một mạch.
  • Nhấp: uống từ từ, chậm rãi, từng ít một
  • Nốc: uống nhiều và hết ngay tức khắc một cách thô tục.

Câu 6: Điền vào chỗ chấm

a. (1) thành quả; (2) thành tích

b. (1) ngoan cố; (2) ngoan cường

c. (1) nghĩa vụ; (2) nhiệm vụ

d. (1) giữ gìn; (2) bảo vệ

Câu 7: 

a. đối xử, đối đãi

  • (1) đối xử/ đối đãi
  • (2) đối xử

b. trọng đại, to lớn

  • (1) trọng đại/ to lớn
  • (2) to lớn

Câu 8: Đặt câu như sau:

  • Bố tôi có sức khỏe bình thường
  • Tớ không nghĩ cậu lại làm việc tầm thường như vậy
  • Lan có kết quả học tập cao nhất lớp
  • Hôm nay, tôi đi học muộn hậu quả là bị cô giáo phạt

Câu 9: Từ dùng sai và thay thế là:

  • "hưởng lạc" thay bằng "hưởng thụ".
  • "bao che" thay bằng "che chở"
  • "giảng dạy" thay bằng "nhắc nhở"
  • "trình bày" thay bằng " trưng bày"

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 giản lược, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 giản lược được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn giản lược bài 1

Soạn giản lược bài 2

Soạn giản lược bài 3

Soạn giản lược bài 4

Soạn giản lược bài 5

Soạn giản lược bài 6

Soạn giản lược bài 7

Soạn giản lược bài 8

Soạn giản lược bài 9

Soạn giản lược bài 10

Soạn giản lược bài 11

Soạn giản lược bài 12

Soạn giản lược bài 13

Soạn giản lược bài 14

Soạn giản lược bài 15

Soạn giản lược bài 16

Soạn giản lược bài 17

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.