Soạn giản lược bài những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Soạn văn 7 bài những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.

Nội dung bài soạn

Câu 1: Ý kiến b là đúng. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp.

  • Phần đầu là lời chàng trai với cô gái.
  • Phần sau là lời người con gái đáp lại lời của chàng trai.

Câu 2: Chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp vì thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trữ tình muốn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiếu biết về những danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Câu 3: 

  • Cụm từ "Rủ nhau" thường sử dụng
    • Khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
    • Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
    •  Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, háo hức của con người.
  • Cách tả cảnh bài 2: bài ca gợi nhiều hơn tả - thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút
  • Địa danh, cảnh trí trong bài gợi lên tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
  • Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”, là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Câu 4: 

  • Cảnh trí xứ Huế được bày ra trước mắt nhiều màu sắc, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống.
  • Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế.

Câu 5: 

  • Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.
  • Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, trần đầy sự sống.

Câu 6: 

  • Hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng.
  • Cô gái như "chẽn lúa đòng" thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.

Câu 7: 

  • Bài 4 là lời của chàng trai
  • Chàng trai bày tỏ tình cảm của mình đối với cô gái thông qua việc ca ngợi cánh đồng.
  • Cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đây là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết số phận của mình sẽ ra sao?
  • Em đồng ý với cả hai cách hiểu trên.

Phần luyện tập

Câu 1: Thể thơ trong bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát. Nhưng cũng có sử dụng lục bát biến thể (bài 1 và 3) và thể thơ tự do ở hai câu đầu bài 4.

Câu 2: Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là:

  • Là tình yêu quê hương, đất nước và con người.
  • Tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.

 

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 giản lược, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 giản lược được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn giản lược bài 1

Soạn giản lược bài 2

Soạn giản lược bài 3

Soạn giản lược bài 4

Soạn giản lược bài 5

Soạn giản lược bài 6

Soạn giản lược bài 7

Soạn giản lược bài 8

Soạn giản lược bài 9

Soạn giản lược bài 10

Soạn giản lược bài 11

Soạn giản lược bài 12

Soạn giản lược bài 13

Soạn giản lược bài 14

Soạn giản lược bài 15

Soạn giản lược bài 16

Soạn giản lược bài 17

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.