Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Em không tán thành với ý kiến trên
- Vì: trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
Câu 2:
a. Phép đối ở hai câu cuối :
Cử đầu / vọng / minh nguyệt
Đê đầu / tư / cố hương
(Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
Cúi đầu / nhớ / cố hương)
Xem xét hai câu thơ có thể nhận ra phép đối về mặt cấu trúc ngữ pháp, về mặt từ loại : cử-đê (động từ), vọng-tư (động từ), minh nguyệt-cố hương (danh từ).
b. Tác dụng phép đối : vừa diễn tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhà thơ.
Câu 3: Các động từ trong bài thơ có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch. Chúng diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình – nhà thơ.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Nhận xét: Hai câu thơ dịch khái quát được nội dung toàn bài nhưng không truyền tải được hết tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ.
- Thử dịch thành 4 câu lục bát:
Ánh trăng soi rọi đầu giường
Ngỡ ngàng mặt đất sương giăng lối mờ
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng vương
Cúi đầu sao thấy nhớ thương quê nhà