Phần luyện tập
Câu 1:
a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”, đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi. Người kể chuyện không nói rõ là người hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay, nhưng qua hình ảnh này, người đọc hiểu được điều đó.
b) Thái độ của cô gái được miêu tả qua các từ ngữ: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội quay đi. Những từ ngữ này cho thấy cô gái rất ngượng, đành phải nhận lại chiếc khăn và muốn dấu đi sự xấu hổ của mình.
Thì ra, vì cảm mến, cô gái định để lại chiếc khăn mùi soa lại cho người thanh niên làm kỉ vật nhưng anh ta không nghĩ ra, tưởng cô bỏ quên nên đã thật thà đem trả lại. Những điều này được tác giả khéo léo ngụ ý.
Câu 2:
- Câu có chứa hàm ý trong đoạn: Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
- Hàm ý của câu là: Ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè khi rời khỏi Lào Cai và Món nước chè anh thanh niên pha rất ngon
Câu 3:
- Câu chứa hàm ý: - Cơm chín rồi!
- Hàm ý: Ông vô ăn cơm!
Câu 4:
- Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” là câu nói lảng;
- Câu “Tôi thấy người ta đồn…” là câu bị chen ngắt ngang.
=> Hai câu này không phải là câu mang hàm ý.