Soạn văn 9 bài chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Thời điểm tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ.
- Bài viết viết về vấn đề: sự chuẩn bị hành trang cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để đất nước bước vào thế kỉ mới.
- Ý nghĩa: là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.
- Yêu cầu, nhiệm vụ to lớn của thế hệ trẻ hiện nay là:
- Cần lấp đầy những điểm mạnh và vứt bỏ những điểm yếu, hoàn thiện bản thân.
- Tạo cho mình nền tảng vững chắc tiến vào thế kỉ mới xây dựng bản thân và đất nước đi lên.
Câu 2: Lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả:
- Vai trò của nhận thức giới trẻ về những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam
- Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của các đặc điểm ấy của con người Việt Nam
- Con người Việt Nam cần phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu.
Câu 3:
- Tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Theo em, điều đó hoàn toàn đúng.
- Vì: Con người là chủ nhân của đất nước, xã hội có vận hành, có tồn tại và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào con người. Hơn nữa, máy móc, thiết bị đều do con người tạo ra, do đó nó không thể nào thay thế vị trí của con người trong sự vận động của xã hội.
Câu 4: Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành -> không thích ứng với nền kinh tế tri thức.
- Cần cù, sáng tạo song thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ -> là một vật cản ghê gớm.
- Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu song lại đố kị trong làm ăn và cuộc sống -> ảnh hưởng tới đạo đức.
- Bản tính thích ứng nhanh song lại kì thị trong kinh doanh -> cản trở kinh doanh và hội nhập của đất nước.
Câu 5:
- Giống nhau: đều phân tích và nhận xét những ưu điểm thế mạnh của người Việt Nam.
- Khác nhau: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới còn phê phán những khuyết điểm, hạn chế như thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
- Thái độ tác giả : khách quan khoa học, chân thực đúng đắn.
Câu 6:
- Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,...
- Tác dụng: Làm cho bài viết sinh động, cụ thể, vấn đề mang tính uyên bác trở nên gần gũi dể hiểu.
Phần luyện tập
Câu 1: Những dẫn chứng để làm rõ nhận định điểm mạnh yếu của con người Việt Nam:
- Thông minh, cần cù, sáng tạo: đạt nhiều giải quốc tế, sáng tạo nhiều sản phẩm thông minh
- Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: ủng hộ đồng bào thiên tai, xây dựng quỹ từ thiện, ...
- Bệnh lề mề, ý thức kém trong cộng đồng (giữ vệ sinh kém, rác bừa bãi...), khôn vặt (chặt chém khách du lịch,...)