Phần luyện tập
Câu 1: Những phép lập luận đã được sử dụng trong các đoạn văn là:
- Đoạn a: Sử dụng phép lập luận phân tích để phân tích cái hay của bài "Thu Điếu'.
- Trình tự phân tích: hay ở các điệu xanh -> ở những cử động -> ở các vần thơ -> ở các chữ không non ép.
- Đoạn b: Sử dụng phép lập luận phân tích và lập luận tổng hợp
- Phân tích 4 nguyên nhân khách quan của sự thành đạt
- Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan.
Câu 2: Phân tích bản chất của lôi học đối phó và tác hại của nó
- Học đối phó:
- Học đối phó là coi việc học là phụ
- Là lối học bị động, chủ yếu mang tính đối phó với thầy cô và bố mẹ.
- Do học bị động nên không hứng thú, không chăm chỉ, không theo dõi bài.
- Bản chất:
- Có hình thức của học tập: cũng đến trường, đọc sách, điểm thi, thậm chí bằng cấp.
- Không có thực chất: đầu óc rỗng tuếch, không biết cái gì và cũng không biết làm gì.
- Tác hại của việc học đối phó: Ngày càng dốt nát, hư hỏng, trở thành gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt.
Câu 3: Phân tích các lí do khiên mọi người phải đọc sách:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, là con đường tích lũy nâng cao vốn tri thức.
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Đọc sách còn để rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách và học làm người.
Câu 4: Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về việc đọc sách
Tác giả Chu Quang Tiềm đã thông qua " Bàn về đọc sách" để mong muốn gửi đến bạn đọc vai trò quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không phải cốt số lượng, đọc ít mà chú tâm còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Chúng ta phải chọn lọc sách để đọc cho tốt. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó cần lựa chọn những sách hay mà đọc, không được lãng phí thời gian vào đọc những loại sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách cần có kĩ năng, hiểu sâu, đọc sách tăng vốn hiểu biết của bản thân để có thể vận dụng nhiều vào thực tiễn và cuộc sống.