Nội dung bài soạn
Câu 1: Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm:
- Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng
- Khẳng định lời ru đối với cuộc đời con người
Câu 2: Bố cục của bài chia làm 3 đoạn:
- Đoạn (I) : Hình ảnh con cò qua lời ru đến với con người từ thuở ấu thơ.
- Đoạn (II) : Con cò qua lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo đường đời.
- Đoạn (III) : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ.
=> Qua bố cục, hình tượng con cò phát triển từ trong lời ru thơ ấu, rồi theo dấu trên những chặng đường đời, cuối cùng khơi nguồn cho những triết lí sâu xa về lòng mẹ và lời ru.
Câu 3:
- Những câu ca dao được sử dụng trong bài là:
"Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng"
- Cách vận dụng: tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ chứ không lấy nguyên vẹn. Cách vận dụng ấy ít nhiều thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của “con cò”.
Câu 4: Em hiểu những vần thơ như sau:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
=> Khái quát một quy luật tình cảm ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc - Tình mẹ.
Một con cò thôi...
... Vỗ cánh qua nôi.
=> Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
Câu 5:
- Thể thơ và nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ:
- Thể thơ: tự do, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp âm điệu lời ru.
- Nhịp điệu, giọng điệu: êm ái, suy ngẫm, triết lí...
- Các yếu tố đó có tác dụng thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả nhất quán, đa dạng và sáng tạo.
Phần luyện tập
Câu 1: Cách vận dụng lời ru của mỗi bài:
- "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
- "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái