Soạn giản lược bài mây và sóng

Soạn văn 9 mây và sóng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

a.

  • Giống nhau: 
    • Thuật lại lời rủ rê.
    • Lời từ chối, lí do từ chối.
    • Những trò chơi do em bé sáng tạo đều có em và mẹ.
  • Khác biệt: 
    • Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
    • Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du

b. Đó là những lí do để phần hai tồn tại. Nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không được trọn vẹn, đầy đủ. 

Câu 2:

Vị trí của dòng thơ con hỏi: nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn:

  • Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
  • Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Lí do em không từ chối ngay lời mời: trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muôn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người trên mây và trong sóng, diễn biến như vậy là chân thực vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện đúng tâm lí lứa tuổi.

Câu 3:

  • Sự giống nhau: trò chơi của những người trên mây, trong sóng và trò chơi của em bé và mẹ giống nhau ở sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến mọi nơi tận cùng.
  • Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con: “con choàng lên người mẹ, ôm lấy mẹ vỡ tan vào lòng mẹ”. Lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền để cho con lăn, lăn, lăn mãi.

Câu 4:

Thành công về nghệ thuật:

  • Hình thức lạ theo lối hỏi - đáp: lời người ở trên mây rồi đến lời của con hỏi, rồi lời đáp ... tạo nên sự sinh động và thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn trẻ thơ.
  • Kết cấu theo lối trùng điệp.
  • Hình ảnh thơ bay bổng, mang tầm vóc vũ trụ: mây - sóng, biển - bờ, trời xanh...
  • Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé tạo nên sự độc đáo, mới lạ

Câu 5:

Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”:

Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết. Có mẹ có con là có cả cuộc đời, cả vũ trụ. Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ, để cho con được lăn mãi, tan mãi vào trong đó. “Mây và sóng” là bài thơ kể về tình mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào. Tình yêu ấy vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cũng thánh thiện như những mơ mộng, con người cất giữ thiên đường bí mật”

Câu 6:

Bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm về:

  • Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong hững điểm tựa ấy.
  • Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
  • Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo  gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 2 giản lược, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 2 giản lược được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.