Câu 1: Vị ngữ thường do từ là kết hợp với............ tạo thành
- A. tính từ ( cụm tính từ)
- B. động từ ( cụm động từ)
-
C. danh từ ( cụm danh từ)
- D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Câu trần thuật đơn có từ là là gì?
- A. Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ tạo thành.
- B. Tổ hợp giữa từ là với động từ, hoặc tính từ cũng có thể làm vị ngữ
- C. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ chưa phải, không phải
-
D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 3: Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là:
- A. Văn bản Nhật dụng là văn bản đề cập đến một vấn đề gần gũi, bức thiết của đời sống.
- B. Trường em là ngôi trường khang trang, đẹp đẽ.
- C. Khu vườn nhà ông em vào mùa xuân là một xứ sở thần tiên.
-
D. Sau trận bão, cảnh vật trên đảo Cô Tô như một tấm kính được lau hết mây bụi.
Câu 4: Khi mang ý phủ định, từ là trong câu trần thuật đơn có từ "là" thường kết hợp với những từ:
- A. có, đã
-
B. không, chưa phải.
- C. sẽ, có
- D. phải, có
Câu 5: Chọn từ thích hợp trong ngoặc để hoàn thành câu trần thuật có từ là:
Bà đỡ Trần ......................... người huyện Đông Triều.
- A. không phải là
- B. chưa chắc có là
- C. chẳng phải là
-
D. đúng là
Câu 6: Câu trên có mục đích gì?
- A. Nêu định nghĩa
- B. Giới thiệu
- C. Miêu tả
-
D. Đánh giá
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn có từ là theo kiểu nêu định nghĩa?
- A. Nó là con nhà bác An bên xóm kế bên.
-
B. Lực là khái niệm thuộc chuyên ngành Vật Lý.
- C. Hoa hồng là loại cây dễ trồng trong điều kiện thời tiết của miền Bắc.
- D. Đây là những món quà dễ thương được tôi làm tặng anh của mình.
Câu 8: Câu nào dưới đây không phải câu trần thuật đơn có từ là?
- A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- B. Bồ các là bác chim ri.
- C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê
-
D. Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương