Câu 1: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?
- A. Tươi tốt
-
B. Làm việc
- C. Cần mẫn
- D. Dũng cảm
Câu 2: Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?
-
A. Vị ngữ trong câu
- B. Chủ ngữ trong câu
- C. Trạng ngữ trong câu
- D. Bổ ngữ trong câu
Câu 3: Cụm tính từ nào có đầy đủ cấu trúc ba thành phần?
- A. Xinh đẹp bội phần.
-
B. Còn đẹp lắm.
- C. Vẫn duyên dáng.
- D. Rất chăm chỉ.
Câu 4: Tính từ là gì?
- A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
- B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ
- C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Phát biểu nào không đúng với đặc điểm của tính từ?
-
A. Tính từ không thể làm chủ ngữ trong câu.
- B. Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu.
- C. Tính từ có hai loại đáng chú ý là: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối và Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- D. Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ.
Câu 6: Tổ hợp từ nào là cụm tính từ?
- A. Quả hồng xiêm ngọt lịm.
- B. Bỏ học về nhà chơi.
-
C. Rất chuyên cần.
- D. Đang ngồi dệt cửi.
Câu 7: Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?
- A. 4
-
B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 8: Tìm cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
- A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm
-
B. Rất chăm chỉ làm việc
- C. Còn trẻ khỏe
- D. Đang vui như hội
Câu 9: Đọc câu văn: "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng." Phần phụ sau của cụm tính từ trong câu trên biểu thị ý nghĩa gì?
- A. Biểu thị sự so sánh.
- B. Biểu thị nguyên nhân của đặc điểm, tính chất được nói tới.
- C. Biểu thị phạm vi của sự vật.
-
D. Biểu thị vị trí của sự vật.
Câu 10: Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 11: Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”
- A. Vui vẻ chạy đi
- B. Vừa làm vừa hát
-
C. Vui lắm
- D. Không có cụm tính từ
Câu 12: Cụm từ "đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại gì?
-
A. Cụm động từ.
- B. Cụm danh từ.
- C. Cụm tính từ.
- D. Cụm chủ vị
Câu 13: Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?
- A. Từ ghép
- B. Từ láy
-
C. Tính từ (Từ láy tượng hình)
- D. Từ đơn
Câu 14: Cụm từ nào là cụm tính từ?
- A. Đang dệt cửi.
-
B. Còn đang thơ ấu.
- C. Liền cầm dao cắt đứt tấm vải.
- D. Buôn bán điên đảo.