Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo SGK

2. Trả lời câu hỏi

C1. Khi bàn tay áp vào bình cầu giọt nước màu trong ống thủy tinh di chuyển lên phía trên.

Hiện tượng này chứng tỏ thể tích của không khí đã tăng khi nóng lên.

C2. Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu nữa thì giọt nước màu trong ống thủy tinh đi xuống.

Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại.

C3. Thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình là do không khí trong bình khi đó bị nóng lên.

C4. Thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu là do không khí trong bình khi đó lạnh đi.

C5. + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

3. Rút ra kết luận
C6. a) Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.

c) Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.

4. Vận dụng

C7. Quả bóng bàn bị móp khi nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên được với điều kiện: không khí bên trong quả bóng không được thất thoát ra ngoài, nghĩa là quả bóng không bị hở khí.

C8. Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

$d = \frac{P}{V}=\frac{10.m}{V}$

(m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.

Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

C9. 

+ Khi nhiệt độ tăng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới.

+ Khi nhiệt độ giảm, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên.

Như vậy nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.

Ghi nhớ:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

20.1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. rắn, lỏng, khí

B. rắn, khí, lỏng

C. khí, lỏng, rắn

D. khí, rắn, lỏng

20.2. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Khối lượng riêng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.

20.3. Hãy tiên đoán hiện tượng nào xảy ra khi dùng tay áp chặt vào bình cầu trong thí nghiệm vẽ ở hình 20.1 và 20.2. Làm thí nghiệm kiểm chứng và giải thích.

20.6. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:

Nhiệt độ ($^{\circ}$C)0205080100
Thể tích ( lít)2,002,142,362,602,72

Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này

- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm biểu diễn 10$^{\circ}$C

- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm biểu diễn 0,2 lít

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

20.a. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Lỏng, rắn, khí.

C. Rắn, khí, lỏng.

D. Lỏng, khí, rắn.

20.b. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình được nút kín?

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

20.c. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

20.d. Khi nhúng một quả bóng bàn vừa bị bẹp vừa bị hở một lỗ nhỏ vào nước nóng thì quả bóng có phồng lên không? Tại sao?

20.e. Năm 1783, người ta đã cho khinh khí cầu đầu tiên bay lên cao bằng cách bơm khí nóng vào. Hãy giải thích tại sao không khí nóng có thể làm khinh khí cầu bay lên?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ