A. Học theo SGK
II. NHIỆT ĐỘ SÔI
1. Trả lời câu hỏi
C1. Bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình từ nhiệt độ 44$^{\circ}$C.
C2. Bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước ở nhiệt độ 76$^{\circ}$C.
C3. Các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi) ở nhiệt độ 99$^{\circ}$C.
C4. Trong khi nước sôi, nhiệt độ của nước không tăng.
2. Rút ra kết luận
C5. Trong cuộc tranh luận của Bình và An (nêu ở phần đầu bài) thì Bình đúng vì trong quá trình nước sôi ở nhiệt độ của nước không thay đổi.
C6. a) Nước sôi ở nhiệt độ 100$^{\circ}$C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
III. VẬN DỤNG
C7. Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ.
Vì nhiệt độ sôi này không xác định và không đổi trong quá trình nước sôi.
C8. Để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9. + Đoạn AB của đường biểu diễn ứng với quá trình tăng nhiệt độ của nước (từ 0$^{\circ}$C lên 100$^{\circ}$C) và thời gian đun là 10 phút.
+ Đoạn BC của đường biểu diễn ứng với quá trình sôi của nước (nước sôi ở 100$^{\circ}$C) và thời gian sôi là: (20 - 10) = 10 phút.
Ghi nhớ:
- Sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả ở trong lòng chất lỏng và trên mặt thoáng của chất lỏng đó.
- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định gọi đó là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ của chất lỏng đó không thay đổi cho dù ta vẫn tiếp tục cung cấp nhiệt.
B. Bài tập & Lời giải
1. Bài tập trong SBT
28-29.5. Hình 28-29.2 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. Hỏi:
1. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 5; từ phút thứ 10 đến phút thứ 25?
2. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10, từ phút thứ 25 đến phút thứ 30
3. Các quá trình nóng chảy, bay hơi, sôi diễn ra trong những khoảng thời gian nào?
28-29.6. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng
Thời gian (phút) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ ($^{\circ}$C) | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 | 80 | 80 | 80 |
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi theo thời gian
2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng từ phút thứ 12 đến phút thứ 16?
3. Chất lỏng này có phải là nước không?
Xem lời giải
2. Bài tập bổ sung
29.a. Bảng dưới đây ghi nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của một số chất
Chì | 327 | 1613 |
Nước | 0 | 100 |
Ôxi | -219 | -183 |
Thủy ngân | -39 | 357 |
1. Chất nào có nhiệt sôi cao nhất?
A. Chì.
B. Nước.
C. Ôxi.
D. Thủy ngân.
2. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi ở trong phòng có nhiệt độ 25$^{\circ}$C?
A. Chì và ôxi.
B. Thủy ngân và ôxi.
C. Nước và thủy ngân.
D. Nước và chì.
29.b. Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ:
A. Giảm.
B. Tiếp tục tăng.
C. Không thay đổi.
D. Giảm hoặc không thay đổi tùy theo từng chất.
Chọn câu trả lời đúng.