2. Bài tập bổ sung
9.a. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi ?
A. Lực đẩy của dòng nước làm quay bánh xe nước.
B. Lực mà một đầu búa đóng vào một cái đinh.
C. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ruột bút bi.
D. Lực mà một lực sĩ nâng một quả tạ.
9.b. Hãy đánh dấu X vào ô ứng với vật không có tính chất đàn hồi.
Một cục tẩy | |
Một quả bóng bay | |
Một tờ giấy | |
Một sợi dây cao su | |
Một cây nến |
9.c. Hãy tự điền những từ thích hợp trong khung ở bài 9.4 để điền vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Một em bé dùng hai tay ấn bẹp một quả bóng bay. Quả bóng đã bị ........... Quả bóng là một ........... Khi bị biến dạng nó sẽ tác dụng .......... lên tay em bé. Hai lực mà hai tay em bé tác dụng lên quả bóng không làm cho quả bóng chuyển động. Đó là hai ...........
b) Khung xe máy tì lên hai đầu trục bánh sau bằng hai lò xo. Ngay cả khi chưa có người ngồi trên xe, lò xo vẫn bị nén lại một chút. Đó là do tác dụng của một phần .......... của khung xe. Các lò xo bị .......... sẽ tác dụng lên khung xe các ..........đẩy lên.
c) Ở cái kẹp quần áo có một cái lò xo thép. Lò xo luôn luôn ép hai cái hàm bằng nhựa cho chúng bám chặt vào nhau. Đó là vì khi lắp, người ta đã làm cho hai hàm nhựa đẩy hai đầu lò xo doãng ra. Lò xo bị .......... nên đã tác dụng .......... lên hai cái hàm.
Bài Làm:
9.a. Chọn C.
Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ruột bút bi là lực đàn hồi.
9.b.
Một cục tẩy | |
Một quả bóng bay | |
Một tờ giấy | X |
Một sợi dây cao su | |
Một cây nến | X |
9.c. a) Một em bé dùng hai tay ấn bẹp một quả bóng bay. Quả bóng đã bị biến dạng. Quả bóng là một vật có tính chất đàn hồi. Khi bị biến dạng nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên tay em bé. Hai lực mà hai tay em bé tác dụng lên quả bóng không làm cho quả bóng chuyển động. Đó là hai lực cân bằng.
b) Khung xe máy tì lên hai đầu trục bánh sau bằng hai lò xo. Ngay cả khi chưa có người ngồi trên xe, lò xo vẫn bị nén lại một chút. Đó là do tác dụng của một phần trọng lượng của khung xe. Các lò xo bị biến dạng sẽ tác dụng lên khung xe các lực đàn hồi đẩy lên.
c) Ở cái kẹp quần áo có một cái lò xo thép. Lò xo luôn luôn ép hai cái hàm bằng nhựa cho chúng bám chặt vào nhau. Đó là vì khi lắp, người ta đã làm cho hai hàm nhựa đẩy hai đầu lò xo doãng ra. Lò xo bị biến dạng nên đã tác dụng lực đàn hồi lên hai cái hàm.