Phần luyện tập
Câu 1:
- Thành phần gọi - đáp của các câu trong đoạn trích:
- Này: (lời bà lão láng giềng) là thành phần gọi.
- Vâng: (lời chị Dậu) là thành phần đáp.
- Quan hệ giữa người hỏi và người đáp là quan hệ trên - dưới, thân thiện.
Câu 2:
- Thành phần gọi - đáp: Bầu ơi
- Lời gọi đáp đó có tính chất chung chung, không hướng đến ai.
Câu 3:
a. “kể cả anh”: bổ sung cho cụm danh từ “mọi người”
b. “các thầy, cô giáo… người mẹ” giải thích cho các từ ngữ “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này.”
c. “Những người chủ thực sự…thế kỉ tới” giải thích cho cụm danh từ “lớp trẻ”
d. “có ai ngờ”: thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ trình “tôi”
“thương thương quá đi thôi”: thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” đối với “cô bé nhà bên”.
Câu 4:
Thành phần phụ chú | Những từ ngữ liên quan |
kể cả anh | mọi người |
các thầy, cô giáo... người mẹ | Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này |
Những người chủ thực sự... thế kỉ mới | lớp trẻ |
Có ai ngờ thương thương quá đi thôi |
Tôi cô bé nhà bên |
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Ví dụ mẫu
Chúng ta - những người chủ thực sự của tương lai - phải xác định được mình sẽ làm gì trong cuộc hành trình khi bước vào thế kỉ tới. Để xứng đáng với truyền thống của ông cha, để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu, thanh niên chúng ta phải biết được nhiệm vụ của mình từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi thanh niên phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành những con người toàn diện: có đức, có tài. Đất nước đang chờ đợi, tin tưởng và giao trọng trách cho thanh niên chúng ta.