Phần luyện tập
Câu 1:
- Các câu tục ngữ trên đều khẳng định vài trò của ngôn ngữ trong đời sống. Qua đó, khuyên mọi người nên suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp, phải có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
- Một số ví dụ tương tự là:
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Người thanh tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Câu 2:
- Nói giảm nói tránh là phép tu từ từ vựng liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự.
- Ví dụ:
- Bạn ngồi cạnh em rất béo nhưng ta không thể nói là "Bạn béo quá nên rất xấu".
- Thay vào đó ta sử dụng phép nói giảm nói tránh để nói như sau: "Nếu bạn gầy hơn một chút bạn sẽ xinh hơn đấy".
Câu 3: Điền vào chỗ trống:
- a. nói mát
- b. nói hớt
- c. nói móc
- d. nói leo
- e. ra đầu ra đũa
Câu 4:
a. Nhân tiện đây xin hỏi -> Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi.
b. Cực chẳng đã tôi phải nói, ...xin lỗi, có thể anh không hài lòng... -> Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói.
c. Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế...-> Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng mình.
Câu 5:
Thành ngữ | Nghĩa của thành ngữ | Phương châm hội thoại |
Nói băm nói bổ | nói bộp chát, xỉa xói | lịch sự |
Nói như đấm vào tai | nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu | lịch sự |
Điều nặng tiếng nhẹ | nói trách móc chỉ chiết | lịch sự |
Nửa úp nửa mở | thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý. | cách thức |
Mồm loa tép nhảy | nói nhiều, lắm lời, đanh đá, nói át người khác | lịch sự |
Đánh trống lảng | né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó. | quan hệ |
Nói như dùi đục chấm mắm cáy | nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị. | lịch sự |