Nội dung bài soạn
Câu 1: Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :
- Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
- Số câu: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
- Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.
Câu 2:
- Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.
- Cách biểu ý và biểu cảm:
- Cách biểu ý : trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
- Cách biểu cảm : bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.
Câu 3: Điểm giống nhau là:
- Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc
- Đều là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ
- Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc.
Phần luyện tập
Câu 1: Tác dụng của cách nói giản dị, cô đúc : nói lên được những vấn đề trọng đại của đất nước một cách oai phong chính là thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình.