ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8
CÁNH DIỀU ĐỀ 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Môi trường trong cơ thể bao gồm
- A. máu, dịch mô và hồng cầu. B. máu, dịch bạch huyết và hồng cầu.
- C. máu, dịch mô và dịch bạch huyết. D. huyết tương, bạch cầu và hồng cầu.
Câu 2. Cơ hoành có chức năng gì trong hệ hô hấp?
- A. Làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí. B. Tham gia cử động hô hấp. C. Điều hòa lượng khí vào phổi. D. Trao đổi khí.
Câu 3. Thành phần nào sau đây tiết ra kháng thể?
- A. Bạch cầu. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng về máu?
- A. Huyết tương có vai trò vận chuyển các chất.
- B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể có thể là virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng.
- C. Kháng thể liên kết đặc hiệu với kháng nguyên.
- D. Nhóm máu AB có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu còn lại.
Câu 5. Những phát biểu nào dưới đây về xoang mũi là đúng?
(1) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc có chức năng làm ấm không khí.
(2) Xoang mũi có tuyến tiết chất nhầy có chức năng làm ấm không khí trước khi vào phổi.
(3) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi không khí: O2 đi từ xoang mũi vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch ra xoang mũi.
(4) Xoang mũi có nhiều lông mũi có chức năng lọc không khí.
- A. (1) , (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 6. Dấu hiệu nào dưới đây không đúng ở người bị đột quỵ?
- A. Máu chảy ra từ động mạch cổ.
- B. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
- C. Khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ nói ngọng bất thường.
- D. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Câu 7. Thời gian giữa hai lần hiến máu đối với cả nam và nữ là
- A. 12 tuần. B. 14 tuần. C. 16 tuần. D. 18 tuần
Câu 8. Nếu em xuất hiện những dấu hiệu không khỏe như ho, hắt hơi, sốt, đau đầu, đau bụng, cảm thấy nóng và mệt nhiều, em sẽ làm gì?
- A. Đến hiệu thuốc và nhờ dược sĩ kê đơn thuốc điều trị.
- B. Giấu mọi người xung quanh về bệnh của mình.
- C. Báo với phụ huynh để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất khám, chữa bệnh.
- D. Tự đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?
b) Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?
Câu 2 (3 điểm).
a) Vì sao con người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vaccine hoặc sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn?
b) Lấy máu của 4 người: Anh, Bình, Cúc, Yến mỗi người một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương của 4 người với nhau, thu được kết quả như sau:
Huyết tương
Hồng cầu |
An | Bình | Cúc | Yến |
An | – | – | – | – |
Bình | + | – | + | + |
Cúc | + | – | – | + |
Yến | + | – | + | – |
Trong đó: ( + ) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
( – ) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | A | D | B | A | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1:
a) * Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân: Do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O - Nguyên nhân: Do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 → tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi.
- Hậu quả: Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí… - Hậu quả: Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí…
- Cách phòng tránh: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. - Cách phòng tránh: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
* Khói thuốc lá
- Nguyên nhân: Do khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác. - Nguyên nhân: Do khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác.
- Hậu quả: Làm giảm khả năng vận chuyển O - Hậu quả: Làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính…
→ Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc.
- Cách phòng tránh: Tăng cường cảnh báo về tác hại của thuốc lá và có những chính sách kinh tế, pháp luật phù hợp về về việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá. - Cách phòng tránh: Tăng cường cảnh báo về tác hại của thuốc lá và có những chính sách kinh tế, pháp luật phù hợp về về việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
b) - Khi giao mùa, thời tiết ẩm chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp vì sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Hệ miễn dịch bị suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh dễ dàng.
- Đồng thời, thời tiết giao mùa, thời tiết ẩm là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh lí đường hô hấp. - Đồng thời, thời tiết giao mùa, thời tiết ẩm là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh lí đường hô hấp.
Câu 2:
a) Tiêm vaccine tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì các vi sinh vật, độc tố của vi sinh vật hoặc một trong các protein bề mặt của nó đã bị làm suy yếu hoặc làm bất hoạt (không gây bệnh cho cơ thể) là kháng nguyên kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể.
- Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu, phản ứng lại ngày khi có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào cơ thể lần sau, giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó. - Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu, phản ứng lại ngày khi có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào cơ thể lần sau, giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó.
- Cơ chế hình thành thành miễn dịch sau khi tiêm vaccine cũng tương tự khi cơ thể đã từng mắc một số bệnh nhiễm khuẩn. - Cơ chế hình thành thành miễn dịch sau khi tiêm vaccine cũng tương tự khi cơ thể đã từng mắc một số bệnh nhiễm khuẩn.
b) Hồng cầu của An không bị huyết tương của ai làm kết dính → An nhóm máu O.
- Hồng cầu của Bình đều bị huyết tương kết dính trừ của mình → Bình nhóm máu AB. - Hồng cầu của Bình đều bị huyết tương kết dính trừ của mình → Bình nhóm máu AB.
- Vì mỗi người một nhóm máu nên Cúc và Yến không thể nhóm máu O hoặc AB, chỉ có thể là A hoặc B. - Vì mỗi người một nhóm máu nên Cúc và Yến không thể nhóm máu O hoặc AB, chỉ có thể là A hoặc B.
→ Cúc nhóm máu A, Yến nhóm máu B và ngược lại.