ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nội năng của một vật là:
- A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
- B. Là thế năng đàn hồi
- C. Là động năng của vật
- D. Đáp án khác
Câu 2: Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật sẽ:
- A. Không thay đổi
- B. Giảm
- C. Tăng
- D. Đáp án khác
Câu 3: Nhiệt năng của một vật là
- A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 4: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Khối lượng.
- B. Vận tốc của vật.
- C. Khối lượng và chất làm vật.
- D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 5: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
- A. Hướng từ dưới lên.
- B. Hướng từ trên xuống.
- C. Hướng sang ngang.
- D. Theo mọi hướng.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
- A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
- B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
- D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 7: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
- B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 8: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?
- A. Đun nóng nước bằng bếp.
- B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
- C. Nén khí trong xilanh.
- D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 9: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 600 J
- B. 200 J
- C. 100 J
- D. 400 J
Câu 10: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:
- A. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
- B. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.
- C. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
- D. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.