Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 bài 9 Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí (P2)- sách Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Yêu cầu riêng đối với kĩ thuật viên cơ khí là

  • A. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao
  • B. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí
  • C. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí
  • D. Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc và thiết bị cơ khí

Câu 2: Quy trình chế tạo kìm nguội được biểu diễn dưới dạng sơ đồ nào?

  • A. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ nhiệt luyện
  • B. Rèn, đập → Tán đinh → Dũa, khoan → gia công
  • C. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ cắt gọt
  • D. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ gia công

Câu 3: Năng lực chung cần có của người lao động trong lĩnh vực cơ khí là?

  • A. Có kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết các vấn đề phát sinh
  • B. Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều khiện làm việc theo vị trí làm việc
  • C. Có kĩ năng làm việc độc lập, tự chủ
  • D. Có chuyên môn cơ bản của tất cả các lĩnh vực và kiến thức chuyên sâu lĩnh vực cơ khí

Câu 4: Đâu là hình ảnh thể hiện ngành nghề chế tạo rô bốt trong lĩnh vực cơ khí

c

  • A. a
  • B. b
  • C. c
  • D. d

Câu 5: Dựa vào bảng sau, đâu là những yêu cầu đối với kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí?

Học sinh tham khảo

  • A. 1, 3, 5, 8
  • B. 1, 3, 6, 7
  • C. 1, 2, 3, 4, 7, 8
  • D. 1, 2, 5, 7

Câu 6: Đâu không phải đặc điểm của kĩ sư cơ khí?

  • A. Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.
  • B. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy.
  • C. Nghiên cứu và tư vấn về các kía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.
  • D. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.

Câu 7: Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh

  • A. Không gian
  • B. Không gian hoặc thời gian
  • C. Thời gian
  • D. Không gian và thời gian

Câu 8: Đặc điểm của thợ cơ khí là?

  • A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí
  • B. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa các loại máy móc và thiết bị cơ khí
  • C. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí
  • D. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới

Câu 9: Đâu không phải yêu cầu đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực cơ khí?

  • A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ thiết bị
  • B. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo
  • C. Biết phân tích, giải quyết các vấn đề kĩ thuật chuyên môn một cách độc lập
  • D. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghiệp và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại gồ gá, khuôn mẫu, máy móc thiết bị

Câu 10: Yêu cầu riêng đối với thợ cơ khí là

  • A. Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí
  • B. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí
  • C. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao
  • D. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí

Câu 11: Ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Thợ hàn
  • B. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
  • C. Thợ lắp đặt máy móc
  • D. Kĩ thuật viên máy tự động

Câu 12: Ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư cơ học
  • B. Thợ hàn
  • C. Kĩ thuật viên máy tàu thủy
  • D. Thợ luyện kim loại

Câu 13: Dựa vào bảng sau, đâu là những yêu cầu đối với kĩ sư cơ khí?

học sinh tham khảo

  • A. 1, 2, 3, 4, 7, 8
  • B. 1, 3, 5, 8
  • C. 1, 3, 6, 7
  • D. 1, 2, 5, 7

Câu 14: Đặc điểm của kĩ sư cơ khí là?

  • A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí
  • B. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới
  • C. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí
  • D. Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí, sản xuất, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí

Câu 15: Dựa vào bảng sau, đâu là yêu cầu đối với thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc?

học sinh tham khảo

  • A. 1, 3, 6, 7
  • B. 1, 2, 3, 4, 7, 8
  • C. 1, 3, 5, 8
  • D. 1, 2, 5, 7

Câu 16: Yêu cầu riêng đối với kĩ sư cơ khí là

  • A. Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí
  • B. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí
  • C. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí
  • D. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao

Câu 17: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí là?

  • A. Vật liệu cơ khí → Gia công cơ khí → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí
  • B. Vật liệu cơ khí → Gia công cơ khí → Lắp ráp → Chi tiết → sản phẩm cơ khí
  • C. Vật liệu cơ khí→ Chi tiết → Lắp ráp → Gia công cơ khí → sản phẩm cơ khí
  • D. Vật liệu cơ khí → Chi tiết → Gia công cơ khí → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí

Câu 18: Đâu không phải yêu cầu riêng đối với kĩ sư cơ khí?

  • A. Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí
  • B. Có kĩ năng tổ chức quản lí, phân công công việc trong phân xưởng cơ khí
  • C. Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí
  • D. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí

Câu 19: Đâu không phải yêu cầu riêng đối với kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

  • A. Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí
  • B. Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí
  • C. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí
  • D. Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí

Câu 20: Đặc điểm của kĩ thuật viên cơ khí là?

  • A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí
  • B. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới
  • C. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa các loại máy móc và thiết bị cơ khí
  • D. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí

Câu 21: Đâu không phải yêu cầu riêng đối với thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc?

  • A. Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí
  • B. Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí
  • C. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí
  • D. Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc

Câu 22: Trong các ý sau, có bao nhiêu yêu cầu đối với kĩ sư cơ khí?

1. Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí

2. Có kĩ năng tổ chức quản lý, phân công công việc trong phân xưởng cơ khí

3. Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí

4. Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí

5. Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 23: Người thực hiện các nhiệm vụ để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
  • C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
  • D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị

Câu 24: Người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
  • C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
  • D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị

Câu 25: Người sửa chữa máy móc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
  • C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
  • D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công nghệ 8 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công nghệ 8 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.