I. ĐỊNH HƯỚNG VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC
a) Khái niệm
- Biểu cảm về con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc và thái độ của em về con người hoặc sụ việc nào đó.
b) Lưu ý
- Xác định được con người hoặc sự việc cần biểu cảm.
- Giới thiệu tóm tắt về con người hoặc sự việc định biểu cảm.
+ Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ trước con người hoặc sự việc ấy: vui, buồn, trân trọng, căm giận, xót thương, kính phục, ngợi ca, phê phán,…
+ Viết bài văn biểu cảm theo một dàn ý hợp lí.
II. TRƯỚC KHI VIẾT
- Tìm hiểu đề.
Đối tượng biểu cảm: sự hi sinh cả dì Bảy trong VB Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Tìm ý.
+ Câu chuyện về “người ngồi đợi trước hiên nhà” kể về hình ảnh dì Bảy – người phụ nữ chờ chồng hơn 20 năm.
+ Dì Bảy tiêu biểu cho sự thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam?
+ Dì Bảy để lại trong em sự thương xót, cảm động, nể phục và kính trọng.
+ Xã hội cần phải trân trọng, giúp đỡ, động viên với những người như dì Bảy?
- Lập dàn ý:
a) Mở bài: Nêu ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà.
b) Thân bài:
+ Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong VB
+ Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước tính cách và phẩm chất của người phụ nữ ấy.
+ Phát biểu suy nghĩ về sụ hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy
c) Kết bài: Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh người phụ nữ trong VB Người ngồi đợi trước hiên nhà
III. TRONG KHI VIẾT
- Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương
IV. SAU KHI VIẾT
- Kiểm tra và chỉnh sửa bài văn của mình.