I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tùy bút và tản văn
a) Khái niệm: Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình.
- Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc.
- Tản văn là một dạng bài gắn với tùy bút, là thể thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,… nêu lên hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả.
b) Chất trữ tính, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn
Chất trữ tình |
Là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới |
Cái “tôi” |
Tức con người tác giả, hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi; tinh tế, lịch lẵm hay quyết liệt,… |
Ngôn ngữ |
- Giàu chất thơ, do chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc. - Cách miêu tả thiên nhiên mơ mộng. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh và nhịp điệu,… rất phù hợp với chất trữ tình. |
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tên khai sinh: Hà Văn Lộc.
- Quê quán: Tây Hồ, Hà Nội.
- Năm sinh – năm mất: 1925 – 1991.
- Thể loại sáng tác: Báo chí, bút kí, thuyết minh phim.
- Tác phẩm tiêu biểu: Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (1947), Hữu nghị (1955), Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin (1980),…
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Viết năm 1955, được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta.
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre.
+ Phần 2: Tiếp đến “chung thủy”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động và sản xuất.
+ Phần 3: Tiếp đến “Việt Nam dân chủ Cộng hòa”: Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Phần 4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung của văn bản
- Nội dung chính của văn bản: tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam, đồng thời ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ thủy chung, sống có nghĩa, có tình,...
1.1. Giới thiệu về cây tre
- Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam.
- Đặc điểm của cây tre:
+ Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt.
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu cùng một mầm non mọc thẳng.
=> Tre thanh cao, giản dị, chí khí như con người.
1.2. Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động và sản xuất.
- Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm thôn
- Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
- Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
- Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
- Tre chung thủy.
=> Câu kết khái quát tre gắn bó với con người thủy chung suốt cuộc đời.
1.3. Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Tre giữ làng, giữ nước.
- Tre hi sinh để bảo vệ con người.
- Tre mang khúc nhạc tâm tình.
=> Tre là tất cả, tre là vũ khí chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
1.4. Tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
- Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vấn là bóng mát,...
=> Đoạn kết khẳng định những nét đẹp phẩm chất, khí phách của cây tre cũng chính là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
2. Hình thức của văn bản
2.1. Biện pháp tu từ
Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhưng chủ yếu là biện pháp nhân hóa và điệp ngữ nổi bật hơn hẳn:
- Biện pháp nhân hóa: Trong đoạn “Tre xung phong vào xe tăng... Tre, anh hùng chiến đấu!” nhằm biểu đạt sự thân thiết, tre với người như một; tre là người và người như tre, cũng chung những hành động và phẩm chất cao đẹp như nhau,...
- Biện pháp điệp ngữ:
+ Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” ở phần (2) có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cùng sự xuất hiện của cây tre trong đời sống con người Việt Nam.
+ Trong đoạn “Nhạc của trúc,... sáo trúc vang lưng trời...”: điệp ngữ Nhạc của trúc, nhạc của tre..., điệp cấu trúc câu Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời... đã tạo nên nhịp điệu bay bổng, lên xuống uyển chuyển, mềm mại không chỉ của âm thanh mà còn là hình ảnh bay lượn của những con diều sáo những trưa hè.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài tùy bút đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị, phù hợp với cảm hứng ca ngợi cây tre, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta thấy được tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho cây tre – biểu tượng của đất nước Việt Nam.
2. Nghệ thuật
- Giọng văn biểu cảm, tâm tình.
- Ngôn ngữ giàu chất thơ.
- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
- Phối hợp linh hoạt các biện pháp nhân hóa và điệp ngữ.