I. ĐỊNH HƯỚNG VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ
a) Khái niệm
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó.
- Phạm vi: Nêu lên những nội dung một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sặc mà em yêu thích.
b) Lưu ý
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ è Dẫn ra một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em.
- Yêu cầu cần nêu rõ: Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?
c) Đoạn văn tham khảo
Đoạn trích nêu lên cảm xúc của người viết về nội dung của khổ thơ đầu của bài thơ Những cánh buồm.
II. TRƯỚC KHI VIẾT
- Lựa chọn bài thơ.
- Tìm ý.
- Lập dàn ý:
a) Mở đoạn:
+ Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
+ Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
b) Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.
c) Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại những cảm xúc ấy.
III. TRONG KHI VIẾT
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
IV. SAU KHI VIẾT
- Kiểm tra và chỉnh sửa đoạn văn của mình.