BÀI 13: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ (939 – 1009)
1. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ THỜI NGÔ
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô.
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ.
- Ngô Quyền cử các tướng có công lao trước đây trấn giữ và quản lí các khâu quan trọng. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.
2. SỰ THÀNH LẬP NHÀ ĐINH
* Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
- Hoàn cảnh: Năm 965, chính quyền trung ương tê liêt, các thể lực ở địa phương nổi dậy, đất nước lâm vào tình trạng "cục diện 12 sứ quân".
- Diễn biến: Đinh Bộ Lĩnh được sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.
- Kết quả:
+ Cuối năm 967, đất nước trở lại yên bình, thống nhất.
+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Oàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
* Đánh giá công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh: thống nhất đất nước và xây dựng một triều đại mới, tiếp tục khẳng định nền độc lập và tự chủ của dân tộc.
3. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THỜI ĐINH, TIỀN LÊ
- Dưới thời Đinh, trong giai đoạn đầu tổ chức chính quyền về cơ bản vẫn được duy trì như thời Ngô.
- Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cụ thế các cấp bậc văn võ, tăng đạo.
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn được cử làm Phụ chính cho Đinh Toàn, sau đó Lê Hoàn được tôn lên làm vua và lập ra nhà Lê (Tiền Lê), củng cố và hoàn thiện thêm tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1002, Lê Đại Hành đã đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phù, châu.
4. TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê |
|
Quý tộc, quan lại, một số nhà sư |
Giữ địa vị thống trị |
Nông dân, thợ thủ công, thương nhân |
- Nông dân có số lượng đông đảo nhất, đa số là người dân tự do, canh tác trên ruộng công làng xã. - Ngoài ra còn có thợ thủ công và thương nhân. |
Nô tì |
Tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quyền quý. |
2. Những nét chính về đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê |
|
Phật giáo |
- Truyền bá rộng rãi. - Các nhà sư thường là người có học, được nhà nước và nhân dân quý trọng như Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh,… - Chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,… |
Nho giáo |
Được du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng chưa có ảnh hưởng nhiều trong đời sống xã hội. |
Giáo dục |
Chưa phát triển. |
Văn hóa dân gian |
Nhiều loại hình tiếp tục phát triển như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật,… |
5. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG CỦA NHÀ TIỀN LÊ
* Bối cảnh:
- Nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt.
- Đầu năm 981, quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo đường thủy (sông Bạch Đằng) và đường bộ (Lạng Sơn).
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
* Diễn biến:
- Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông.
- Quân lui đến Chi Lăng. Vua sai quân sĩ trá hàng dụ Hầu Nhân Bảo, nhân dân bắt được Hầu Nhân Bảo đem chém.
* Kết quả:
- Bọn Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫn quân về, vua đe các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chết đầy đống, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư.
- Đất nước rất yên.
* Ý nghĩa:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc
- Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
* Nguyên nhân thắng lợi: Được nhân dân ủng hộ, tài thao lược của Lê Hoàn, có chiến thuật hợp lí.
* Công lao của Lê Hoàn:
- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi.
- Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Tiếp tục củng cố chính quyền quân chủ.