Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 6 KNTT bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Phân biệt các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu. 

Câu 2: Từ vai trò, nêu một số lợi ích và tác hại của KHTN. 

Câu 3: Nêu một số biện pháp để giảm thiểu tác hại của KHTN. 

Bài Làm:

Câu 1:

  • Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
  • Vật lí học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,...
  • Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua.
  • Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..)
  • Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Câu 2: 

  • Lợi ích:
  • Cải thiện đời sống con người, giảm bớt thời gian và sức lao động, tăng năng suất
  • Giúp con người hiểu biết thêm về mọi mặt đời sống, từ đó có thể áp dụng những biện pháp để tăng lợi ích nhận được
  • Bảo vệ cuộc sống của con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung
  • Tác hại: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề gây “nhức nhối”

Câu 3:

  • Khai thác đi đôi với bảo vệ, giữ gìn
  • Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
  • Có quy định và biện pháp xử phạt những hành vi mang ý đồ phá hoại môi trường
  • ...

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Khoa học tự nhiên là gì? 

Câu 2: Phân biệt vật sống và vật không sống. 

Câu 3: Nêu một số lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên 

Câu 4: Nêu vai trò của KHTN trong cuộc sống. 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nêu một số phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc sống của con người sẽ như thế nào nếu không có những phát minh này? 

Câu 2: Chỉ ra vật sống và vật không sống trong những vật sau và giải thích:

  1. Giáo viên 2. Con bò
  2. Hoa hồng 4. Cái ghế
  3. Gấu bông 6. Cây bàng
  4. Cái bút 8. Cây phượng 

Câu 3: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? 

Xem lời giải

4. VẬN DUNG CAO (3 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ để so sánh các phương tiện mà con người sử dụng khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện tại. 

Câu 2: Hiện nay ở nước ta đang đầu tư phát triển các lĩnh vực nào của khoa học công nghệ? 

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? Giải thích.

  1. Nghiên cứu cách xử lí rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng
  2. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm
  3. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực các nước Đông Nam Á 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ