Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVII, người đứng đầu nhà nước phong kiến chuyên chế ở Anh là
- A. vua Lu-I XVI.
-
B. vua Sác-lơ I.
- C. Na-pô-lê-ông Đại đế.
- D. vua Ni-cô-lai II.
Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Anh đầu thế kỉ XVI?
- A. Nền kinh tế chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- B. Nông dân mất đất, sống nghèo khổ, bất bình với nhà nước phong kiến.
- C. Quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế, muốn giành quyền lợi chính trị.
-
D. Xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
Câu 3: Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?
-
A. Tháng 8/1642.
- B. Tháng 12/1688.
- C. Tháng 12/1773.
- D. Tháng 9/1783.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tư sản ở Anh đạt đến đỉnh cao?
- A. Ô. Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự (1653).
-
B. Vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa (1649).
- C.Chế độ quân chủ chuyên chế được phục hưng (1660 - 1688).
- D.Nghị viện đảo chính. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập (1688).
Câu 5: Cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688) diễn ra dưới hình thức nào?
-
A. Nội chiến cách mạng.
- B. Cải cách, duy tân đất nước.
- C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
- D. Đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 6: Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)?
- A. Bản đồ gen người.
- B. Trí tuệ nhân tạo.
- C. Máy tính điện tử.
-
D. Động cơ hơi nước.
Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
-
B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 8: Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?
-
A. Giêm Ha-gri-vơ.
- B. Ét-mơn các-rai.
- C. Hen-ri Cót.
- D. Giêm Oát.
Câu 9: Hen-ri Cót là tác giả của phát minh kĩ thuật nào dưới đây?
-
A. Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.
- B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- C. Phương pháp luyện sắt thành thép.
- D. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
Câu 10: Năm 1790, Han-man đã phát minh ra
- A. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
- B. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
-
C. phương pháp luyện sắt thành thép.
- D. hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
- A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
- B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
-
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
- D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào
Câu 12: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là
- A. Việt Nam.
-
B. Xiêm.
- C. Mi-an-ma.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
-
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
- C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
- D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Câu 14: Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc nào ở Đông Nam Á?
-
A. Ma-lắc-ca.
- B. Đại Việt.
- C. Lan Xang.
- D. Cam-pu-chia.
Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?
- A. Mi-an-ma.
- B. Phi-líp-pin.
-
C. In-đô-nê-xi-a.
- D. Cam-pu-chia.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
- A. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.
- B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
-
C. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.
- D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.
Câu 17: Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vị vua nào?
- A. Lê Chiêu Thống.
- B. Lê Anh Tông.
-
C. Lê Cung Hoàng.
- D. Lê Hiển Tông.
Câu 18: Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ
- A. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.
- B. Nghệ An trở ra phía bắc.
- C. Thanh Hóa trở ra phía bắc.
-
D. Ninh Bình trở ra phía bắc.
Câu 19: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
-
A. Nhà Mạc - nhà Lê.
- B. Họ Trịnh - họ Nguyễn.
- C. Họ Mạc - họ Nguyễn.
- D. Họ Lê - họ Trịnh.
Câu 20: Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã
-
A. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc.
- B. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua.
- C. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong.
- D. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”.