Câu 1: Nhà Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng
- Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành
- Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc vào năm?
- 1572
- 1525
- 1526
-
1527
Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều là?
- Nhà Mạc tỏ ra khó chịu với nhà Lê
-
Nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)
- Nhà Lê không chịu khuất phục nhà Nguyễn
- Đáp án khác
Câu 4: Xung đột Nam - Bắc triều xảy ra vào khoảng?
- 1553 - 1592
- 1533 - 1539
-
1533 - 1592
- 1530 - 1542
Câu 5: Chiến trường chính của xung đột Nam - Bắc triều là?
- Vùng Nghệ An - Hà Tĩnh
- Vùng Quảng Bình -Quảng Trị
-
Vùng Thanh Hóa - Nghệ An
- Đáp án khác
Câu 6: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn là?
- Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt
- Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh
- Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm?
- 1672
- 1762
-
1627
- 1726
Câu 8: Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho ai?
- Mạc Đăng Dung
- Nguyễn Hoàng
-
Trịnh Kiểm
- Nguyễn Uông
Câu 9: Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng?
- Thanh Hóa
- Bắc Ninh
- Nghệ An
-
Thuận Hóa
Câu 10: Hệ quả của xung đột Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn là?
- Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm
- Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa
- Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía nào sau xung đột Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
- Phía Bắc
- Phía Đông
- Phía Tây
-
Phía Nam
Câu 12: Đầu thế kỉ XVI, Nước ta rơi vào hoàn cảnh?
- Nhà Lê bắt đầu suy thoái
- Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra
- Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về chính trị?
- Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm
- Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng
- Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông nào làm giới tuyến?
- Sông Cửu Long
- Sông Hồng
-
Sông Gianh
- Sông Thu Bồn
Câu 15: Đằng ngoài do ai cai quản?
-
Con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản
- Con cháu họ Nguyễn thay nhau cai quản
- Con cháu họ Mạc thay nhau cai quản
- Con cháu họ Lê thay nhau cai quản
Câu 16: Đằng trong do ai cai quản?
- Con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản
-
Con cháu họ Nguyễn thay nhau cai quản
- Con cháu họ Mạc thay nhau cai quản
- Con cháu họ Lê thay nhau cai quản
Câu 17: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về kinh tế - xã hội?
- Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá
- Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự)
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 18: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về lãnh thổ, lãnh hải?
- Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam
- Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
- Lãnh thổ nước ta bị xâm chiếm
Câu 19: Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ là?
- Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh
- Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 20: Sau khi Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã tỏ thái độ như thế nào?
-
Tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh
- Tỏ thái độ hòa hoãn với nhà họ Trịnh
- Tỏ thái độ khiêm nhường với nhà họ Trịnh
- Đáp án khác
Câu 21: Xung đột Nam - Bắc triều là xung đột giữa?
-
Họ Mạc - Trịnh
- Họ Lê - Trịnh
- Họ Mạc - Nguyễn
- Họ Nguyễn - Trịnh
Câu 22: Hệ quả tích cực của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn là?
- Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam
- Triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 23: Hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều là?
- Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài
- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 24: Năm 1525, sự kiện gì đã xảy ra?
- Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
- Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc
- Mạc Đăng Dung thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” dùng để chỉ?
- Vua Lê
- Chúa Trịnh
- Chúa Nguyễn
-
Cả ba đáp án trên đều đúng