Phân tích tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Bài Làm:

Trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, nhân vật người thợ mộc là nhân vật chính, được xây dựng nhằm gửi gắm bài học quý giá.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Có thể thấy, người thợ mộc cũng có chí làm ăn. Anh ta đã dùng vốn liếng của bản thân để tự mở cửa hàng đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Mỗi khi có người ghé vào cửa hàng, đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc đều cho lại phải, không biết suy xét đúng sai mà đã quyết định làm theo.

Lần đầu tiên, anh ta nghe lời ông lão nên đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nghe lời bác nông dân nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo lời khuyên “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày”. Rõ ràng, những ý kiến trên đều mang tính chủ quan, không biết có ý hay ý xấu. Nhưng người thợ mộc không chút nghi ngờ mà làm theo. Việc này xuất phát từ vốn kiến thức hạn hẹp, cũng như việc không có chính kiến.

Nhân vật người thợ mộc chủ yếu được khắc họa qua hành động, lời nói để làm nổi bật tính cách. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học đến mỗi người.

“Đẽo cày giữa đường” là một thành ngữ quen thuộc, ý chỉ một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 6 Đọc hiểu văn bản Đẽo cày giữa đường

Câu 1. Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Xem lời giải

Câu 4. Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem tới nhiều bài học, em hãy nêu lên những bài học có thể rút ra từ câu chuyện này. Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện?

Xem lời giải

CÂU HỎI

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện có tính cách như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết trong truyện giúp em hiểu về tính cách của nhân vật ấy.

Câu 2. Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi vật ý nghĩa của truyện như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3. Trong cuộc sống, có nhiều câu chuyện tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một câu chuyện như thế.

Xem lời giải

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng.

Xem lời giải

CÂU HỎI

Câu 1. Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.

Xem lời giải

Câu 2. Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Xem lời giải

Câu 3. Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: "Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Xem lời giải

Câu 4. Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Xem lời giải

Câu 5. Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đẽo cày giữa đường?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Đẽo cày giữa đường?

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Tìm hiểu tác phẩm và bố cục đoạn trích Đẽo cày giữa đường 

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Em đã đọc những truyện ngụ ngôn nào có ý nghĩa và bài học tương tự truyện Đẽo cày giữa đường?

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em có suy nghĩ gì và hành động như thế nào?

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí những góp ý đó ra sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.