Câu 1: Đất chua có trị số pH dao động trong khoảng nào?
- A. pH = 3 - 9
-
B. pH < 6,5
- C. pH = 6,6 - 7,5
- D. pH >7,5
Câu 2: Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất có mấy loại độ chua?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 3: Độ chua hoạt tính của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?
- A. OH-
- B. Al3+ và H+
- C. Al3+
-
D. H+
Câu 4: Độ chua tiềm tàng của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?
- A. OH-
- B. Al3+ và H+
- C. Al3+
-
D. H+
Câu 5: Trong bài thực hành xác định độ chua của đất đã sử dụng thuốc thử nào?
-
A. KCl
- B. HCl
- C. CaCl
- D. NaCl
Câu 6: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là
- A. Do đất chứa nhiều cation natri
-
B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm
- C. Do ảnh hưởng của nước ngầm
- D. Do nước biển tràn vào
Câu 7: Đất mặn phân bố nhiều ở?
- A. Đồng bằng
- B. Ven biển
- C. Vùng phù sa mới
-
D. Đồng bằng ven biển
Câu 8: Đất mặn có đặc điểm
-
A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm
- B. Phản ứng chua
- C. Phản ứng kiềm
- D. Phản ứng vừa chua vừa mặn
Câu 9: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét
- A. 45% - 50%
- B. 40% - 50%
-
C. 50% - 60%
- D. 30% - 40%
Câu 10: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần
- A. Trồng cây chịu mặn
- B. Bón nhiều phân đạm, kali
- C. Bón bổ sung chất hữu cơ
-
D. Tháo nước để rửa mặn
Câu 12: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn
-
A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn
- B. Tháo nước rửa mặn
- C. Bón vôi
- D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí
Câu 13: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều
- A. Chất hữu cơ
- B. Bazơ
- C. H2SO4
-
D. NaCl, Na2SO4
Câu 14: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
- A. Làm cho đất tơi xốp
- B. Làm giảm độ chua
- C. Tăng cường chất hữu cơ cho đất
-
D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
Câu 15: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?
- A. Trồng cây chịu mặn
- B. Bón vôi, rửa mặn
-
C. A và B
- D. Xây dựng hệ thống thủy lợi
Câu 16: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở ........... và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là ..........
-
A. vùng đồng bằng ven biển; cây Cói
- B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen
- C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
- D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo
Câu 17: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do
- A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
- B. Đất có nhiều H2SO4
-
C. Đất bị ngập úng
- D. Đất có nhiều muối
Câu 18: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều
-
A. FeS2
- B. Cation canxi
- C. Cation natri
- D. H2SO4
Câu 19: Quá trình hình thành S → FeS2 → H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện
-
A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí
- B. Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí
- C. Có xác sinh vật
- D. Có chứa S
Câu 20: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có
- A. pH < 7
-
B. pH < 4
- C. pH > 7
- D. pH > 4
Câu 21: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng
- A. Tăng chất dinh dưỡng cho đất
- B. Bổ sung chất hữu cơ cho đất
-
C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm
- D. Khử mặn
Câu 22: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường xuyên thường sử dụng để cải tạo loại đất nào?
-
A. Đất phèn
- B. Đất chiêm trũng
- C. Đất phù sa
- D. Đất mặn
Câu 23: Ở Việt Nam, đất phèn phân bố chủ yếu ở...........và cây trồng phát triển mạnh trên đất phèn là..........
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long; cây Tràm
- B. Miền Bắc; cây Đước
- C. Đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
- D. Miền Nam; cây Mắm và cây Sú