Câu 1: Nghĩa của từ "thở" được dùng trong dòng thơ "Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ" là gì?
-
A. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
- B. quá trình trao đổi oxi như con người
- C. thở như con người
- D. quá trình tăng trường
Câu 2: Từ thở trong câu "Em bé thở đều đều khi ngủ say" nghĩa là gì?
-
A. chỉ hoạt động hô hấp của con người.
- B. quá trình tăng trường
- C. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
- D. thở như con người
Câu 3: Nghĩa của từ thẹn thò là gì?
- A. diễn đạt cảm xúc, tâm trạng của con người.
-
B. thẹn thùng, ngượng ngùng nhưng có phần thích thú.
- C. chỉ hoạt động hô hấp của con người.
- D. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
Câu 4: Công dụng của dấu ngoặc đơn trong bài thơ Gò Me là gì?
-
A. thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
- B. để miêu tả
- C. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- D. để kể chuyện.
Câu 5: Công dụng của dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me là gì?
- A. thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
- B. để miêu tả
-
C. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- D. để kể chuyện.
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu.
- A. nhân hóa
-
B. nhân hóa và so sánh
- C. so sánh
- D. liệt kê
Câu 7: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
-
A. nhân hóa
- B. nhân hóa và so sánh
- C. so sánh
- D. liệt kê
Câu 8: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
- A. nhân hóa
- B. nhân hóa và so sánh
-
C. so sánh
- D. liệt kê
Câu 9: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.
-
A. nhân hóa
- B. nhân hóa và so sánh
- C. so sánh
- D. liệt kê
Câu 10: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
-
A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
- B. Làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động.
- C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
- D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được diễn ra.
Câu 11: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
- A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
-
B. Làm cho cây cối có hồn, khung cảnh trở nên sinh động.
- C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
- D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được
Câu 12: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
- A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
- B. Làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động.
-
C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
- D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được
Câu 13: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.
- A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
- B. Làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động.
- C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
-
D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được
Câu 14: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- A. So sánh
-
B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
- D. Nhân hóa
Câu 15: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
-
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 16: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
-
A. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
- B. lương bổng của quan lại
- C. của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa
- D. chồi lá non cây trổ
Câu 17: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
- A. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
-
B. nói đến chiến tranh, bom đạn.
- C. ngày mùa xuân.
- D. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ
Câu 18: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
- A. phát triển theo kì vọng
- B. thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến.
- C. chỉ sự phát triển
-
D. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
Câu 19: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì?
-
A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
- B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
- D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
Câu 20: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất?
- A. liệt kê
- B. so sánh
- C. hoán dụ
-
D. ẩn dụ