1. TIA
Khái niệm: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điếm O được gọi là một tia gốc O.
- Tia Ox thường được biểu diễn bằng một vạch thẳng có ghi rõ điểm gốc O (Hình 53). Tia Ox không bị giới hạn về phía x.
- Tia gốc O ở hình trên đựợc đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.
Luyện tập 1
Tia IA, ID, IC, IB
Luyện tập 2
a) Tia AB
b) Tia BA
2. HAI TIA ĐỐI NHAU
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
* Cách vẽ hai tia đối nhau:
Bước 1. Dùng thước thẳng vẽ một đường thẳng
Bước 2. Vẽ điểm O trên đường thẳng đó
Bước 3. Sử dụng hai chữ cái m, n viết vào hai phía của O và sát vào đường thẳng vừa vẽ.Ta nhận được hai tia đối nhau Om và On.
Luyện tập 3
Bốn cặp tia đối nhau là:
Ay và Ax; By và Bx; Cy và Cx; Ay và AC
3. HAI TIA TRÙNG NHAU
Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.
Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc
Luyện tập 4
a) Hai tia OA và Om trùng nhau
b) Tia OB và Bn không trùng nhau vì không có chung gốc
c) Hai tia Om và On không đối nhau vì chúng không cùng nằm trên một đường thẳng.