1. ĐIỂM
Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm. Ta sử dụng những chữ cái in hoa A, B, C, …. để đặt tên cho điểm
Quy ước: Khi nói hai điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt.
Luyện tập 1
* Chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.
2. ĐƯỜNG THẲNG
Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng những chữ cái in thường a, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng. Trong Hình 5 ta có đường thẳng a.
Luyện tập 2
3. ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG. ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG
Nét vẽ cho hình ảnh về đường thẳng và điểm A thuộc đường thẳng đó
Kết luận:
Trong hình 9:
Điểm A thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: A ∈ d.
Điểm B không thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là: B ∉ d.
Lưu ý:
Điểm A thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm A nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A.
Điểm B không thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm B không nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B.
Hoạt động 4:
a)
b) Có thể vẽ được nhiều hơn 2 điểm thuộc đường thẳng d.
Nhận xét: Có vô số điểm thuộc một đường thẳng
Luyện tập 3
4. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Kết luận:
Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B
Lưu ý:
Đường thẳng đi qua hai điểm A, B còn được gọi là đường thẳng AB, hay đường thẳng BA.
Luyện tập 4
Trong hình 14 có 3 đường thẳng là: MN; NP và PM
5. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
a)
b)
- Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng (Hình a).
- Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng (Hình b).
- Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài 6 (SGK trang 79)
a) Ba điểm X. Y, T thẳng hàng. (Đ)
b) Ba điểm U , V, T không thẳng hàng. (S)
c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng. (sai)