1. HAI ĐOẠN THẲNG BẰNG NHAU
1.1. Khái niệm đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Đoạn thẳng AB cũng gọi là đoạn thẳng BA
Luyện tập 1
Điểm I, K; P, Q thuộc đoạn thẳng IK
Điểm T, R khong thuộc đoạn thẳng IK
1.2. Hai đoạn thẳng bằng nhau
Ta nói rằng hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau.
Kết luận
Khi đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD thì ta kí hiệu là AB = CD
2. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
2.1. Đo đoạn thẳng
Để đo đoạn thẳng AB người ta dùng thước đo độ dài (thước có chia khoảng mm, cm ,...) và làm như sau:
Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch số 8 (cm) (Hình 43).
Kết luận:
- Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương.
- Hai đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.
Độ dài của đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
2.2. So sánh hai đoạn thẳng
Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.
- Nếu độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.
- Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB lớn hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD.
- Nếu độ dài đoạn thắng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB < CD.
Luyện tập 2
AB < AC < BC
3. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
MA = MB
Khái niệm:
Trung điềm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho AM = MB.
Chú ý: Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Nếu M là trung điếm của đoạn thẳng AB thì độ dài mỗi đoạn thẳng MA, MB đều bằng một nửa độ dài đoạn thẳng AB.
Luyện tập 3
Gấp đôi sợi dây, nếp gấp của sợ dây đồng thời là trung điểm của thanh gỗ