Lý thuyết trọng tâm hóa học 10 kết nối bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 10 kết nối tri thức bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. THÀNH PHẦN CỦA CÁC OXIDE VÀ HYDROXIDE

Bảng hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen:

Nhóm

Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen

IA

I

IIA

II

IIIA

III

IVA

IV

VA

V

VIA

VI

VIIA

VII

Bảng công thức hóa học của oxide và hydroxide các nguyên tố chu kì 2, 3 (trừ O và F) với hóa trị cao nhất:

Nhóm

 

Oxide

Hydroxide

CK 2

CK 3

CK 2

CK 3

IA

Li2O

Na2O

LiOH

NaOH

IIA

BeO

MgO

Be(OH)2

Mg(OH)2

IIIA

B2O3

Al2O3

H3BO3

Al(OH)3

IVA

CO2

SiO2

H2CO3

H2SiO3

VA

N2O5

P2O5

HNO3

H3PO4

VIA

 

SO3

 

H2SO4

VIIA

 

Cl2O7

 

HClO4

Trả lời câu hỏi ?1 sgk trang 40:

Oxide Ga2O3 và SeO3; hydroxide Ga(OH)3 và H2SeO4.

II. TÍNH CHẤT CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE

Hoạt động 1: Phản ứng của oxide với nước

Khi cho Na2O, P2O5 vào nước, các oxide này đều tan hoàn toàn vào nước tạo dung dịch trong suốt. MgO tan một phần trong nước.

  • Quỳ tím chuyển màu xanh thẫm khi cho vào dung dịch sản phẩm của Na2O và H2O.
  • Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt khi cho vào dung dịch sản phẩm của MgO và H2O.
  • Quỳ tím chuyển màu hồng khi cho vào dung dịch sản phẩm của P2O5 và H2O

PTHH:

Na2O + H2O     →         2NaOH

MgO + H2O     →          Mg(OH)2

P2O5 + 3H2O     →            2H3PO4

Theo màu sắc tương ứng của quỳ tím khi cho vào các sản phẩm sau phản ứng

  • Màu xanh thẫm: pH cao, tính base mạnh
  • Màu xanh nhạt : pH > 5 , tính base yếu
  • Màu hồng: pH <5, tính axit trung bình, yếu.

=> Tính base của các oxide và hydroxide giảm dần và tính acid của các oxide và hydroxide tăng dần từ Na, Mg đến P

Hoạt động 2: Phản ứng của muối với dung dịch acid.

Khi cho Na2CO3 vào dung dịch HNO3 thì có hiện tượng sủi bọt khí.

PTHH: Na2CO3 + HNO3    →  NaNO3 + H2O + CO2

Acid H2CO3 yếu hơn acid HNO3

Nhận xét:

  • Trong thí nghiệm 1, các nguyên tố kim loại trong thí nghiệm đều thuộc chu kì 3 và điện tích hạt nhân tăng dần từ Na, Mg đến P.
  • Trong thí nghiệm 2, nguyên tố C và N đều nằm ở chu kì 2, điện tích hạt nhân của N lớn hơn C.

=> Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Ví dụ chu kì 3:

Lý thuyết trọng tâm hóa học 10 kết nối bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 42:

Đáp án D Chất có tính acid yếu nhất là H2SiO3.

Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 42:

Đáp án A. Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là: Al (OH)3, Mg(OH)2,NaOH.

Trả lời câu hỏi 4 sgk trang 42:

Đáp án C. Khối lượng nguyên tử không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Xem thêm các bài Giải Hóa học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Hóa học 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập