I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Nội dung |
F2 |
Cl2 |
Br2 |
I2 |
Trạng thái tự nhiên |
Flo chỉ tồn tại dạng hợp chất. Hợp chất của Flo có trong men răng , trong lá cây , khoáng vật: Florit (CaF2), Criolit (Na3AlF6). |
Clo tồn tại dạng hợp chất, chủ yếu là muối Clorua NaCl, Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl |
Brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất: KBr, NaBr… Hàm lượng Bromine trong tự nhiên ít hơn Chlorine và Flourine. Muối Br- có trong nước biển. |
Trong tự nhiên iot tồn tại dạng hợp chất muối iodine, có trong 1 số loài rong biển, tuyến giáp của người. |
Trong thực tiễn: Các nguyên tố halogen chủ yếu tồn tại dạng hợp chất phần lớn ở dạng muối halide phổ biến như calcium fluoride và có mặt trong muối ăn, kem đánh răng, nước tẩy rửa, nước sát trùng, đèn halogen ( đèn sáng, đèn oto, xe máy..) bếp hồng ngoại…, rong biển chứa nhiều nguyên tố iodine.
Trong cơ thể người: chlorine có trong máu, dịch dạ dày ( dạng ion Cl- ) tuyến giáp (nguyên tố iodine)
II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
Đáp án phiếu học tập số 2:
Nguyên tử halogen |
Lớp electronngoài cùng |
Bán kính nguyên tử |
Độ âm điện |
Fluorine |
2s22p5 |
72 |
3,98 |
Chlorine |
3s23p5 |
100 |
3,16 |
Bromine |
4s24p5 |
114 |
2,96 |
Iodine |
5s22p5 |
133 |
2,66 |
a) Nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền cùng khí hiếm gần nhất.
- Khi nguyên tử halogen liên kết với kim loại => Khi đó kim loại sẽ nhường electron và nguyên tử halogen sẽ nhận 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm
- Khi nguyên tử halogen liên kết với phi kim => 2 phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp electron để tạo thành các cặp electron dùng chung
=> Halogen sẽ góp chung 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững
b) Bán kính nguyên tử: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân và lớp electron ngoài cùng giảm dần => Bán kính tăng dần
Độ âm điện: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm
Từ F đến I, độ âm điện giảm dần => Khả năng hút (nhận) electron giảm dần => Tính oxi hóa giảm dần
c) Nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng, không có phân lớp d trống và có độ âm điện lớn nhất.
=> Khi tham gia liên kết hóa học, fluorine chỉ nhận 1 electron từ các nguyên tử khác
=> Fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất
Đáp án phiếu học tập số 3:
a) Khi 2 nguyên tử halogen liên kết với nhau, mỗi nguyên tử sẽ góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung
b) Trong phân tử halogen, liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử giống nhau
=> Hiệu độ âm điện = 0, cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào
=> Liên kết cộng hóa trị không phân cực
c) Độ dài liên kết là khoảng cách giữa 2 hạt nhân của 2 nguyên tử
Đi từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng dần
=> Khoảng cách giữa 2 hạt nhân tăng dần
=> Độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen tăng dần
d) Số oxi hóa đặc trưng của các nguyên tố halogen trong hợp chất là -1
Khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn các halogen có các số oxi hóa dương: +1,+3, +5, +7 ( trừ Fluorine có độ âm điện lớn nhất nên luôn có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất)
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Sự biến đổi tính chất vật lý:
- Trạng thái: từ khí → lỏng → rắn
- Màu sắc: đậm dần
- Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần
- Nhiệt độ sôi: tăng dần
- Bán kính nguyên tử: tăng dần.
- Độ âm điện: Giảm dần.
- Khả năng tan: tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da. Hít thở halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tổn thương niêm mạc tế bào hô hấp, phế quản.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
Giải thích |
1. Fe + Cl2 (to) |
Dây sắt (iron) nung đỏ bốc cháy trong khí Cl2, tạo thành khói màu nâu đỏ |
2Fe + 3Cl2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2FeCl3 Iron (III) chloride Vai trò của Cl2: Chất oxi hóa |
2. Cl2 + H2O và tính tẩy màu của khí Cl2 ẩm |
Mẩu giấy màu bị nhạt màu cho đến mất màu |
Cl2 + H2O ⇌ HCl (hydrochloric acid) + HClO (hypochlorous acid) Axit HClO có tính oxi hóa mạnh nên chlorine trong nước có tính tẩy màu, diệt khuẩn và được sử dụng trong khử trùng nước sinh hoạt Vai trò của Cl2: Chất oxi hóa và chất khử |
3. Cl2 + dd NaBr; dd NaI (hồ tinh bột) |
Dung dịch có màu vàng nâu. Dung dịch có màu xanh khi cho thêm hồ tinh bột vào. |
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Vai trò của Cl2: Chất oxi hóa |
4. Br2 + dd NaI (hồ tinh bột) |
Dung dịch có màu xanh khi cho thêm hồ tinh bột vào. |
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 Vai trò của Cl2: Chất oxi hóa |
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Vai trò của Cl2: Chất oxi hóa
=> Cl2 có tính oxi hóa mạnh
Câu 2. Hồ tinh bột.
Câu 3. Tính oxi hóa giảm dần từ Cl2 đến I2
PTHH: H2 + F2 (xảy ra ngay trong bóng tối) → 2HF
H2 + Cl2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2HCl (khi chiếu ánh sáng phản ứng vẫn xảy ra)
H2 + Br2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2HBr
H2 +I2 (300oC, Pt) ⇌ 2 HI
Câu 4. Xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen giảm dần từ F2 đến I2 (giải thích dựa vào hiệu giữa năng lượng liên kết của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng).
Câu 5. Năng lượng liên kết H-X giảm dần từ F đến I nên xu hướng phản ứng giảm dần tử F2 đến I2.
Câu 6. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6KOH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 5KCl + KClO3 + 3H2O
Vai trò: Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
V. ĐIỀU CHẾ CHLORINE
Trong phòng thí nghiệm:
MnO2 + 4HCl $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Trong công nghiệp: điện phân dung dịch có màng ngăn
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2