1. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
?1 (SGK – tr17)
Những nguyên tử L và E thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z = 8).
2. KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học (Z) và số khối (A) là những đặc trưng cơ bản của một nguyên tử.
?2 (SHK – tr18)
Kí hiệu một nguyên tử cho biết:
- Đó là nguyên tố nào
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử, số proton và số electron của nguyên tử đó.
- Số khối của nguyên tử đó, suy ra số neutron = số khối – số proton.
?3 (SGK – tr18)
a) Nitrogen: $^{14}_{7}N$ (số khối = 7 + 7 = 14)
b) Phosphorus $^{31}_{15}P$ (số khối = 15 + 16 = 31)
c) Copper $^{63}_{29}Cu$ (số khối = 29 + 34 = 63)
3. ĐỒNG VỊ
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.
?4 (SGK – tr18)
a) Ba đồng vị của Si đều có số proton = số electron =14.
Số neutron lần lượt là 14, 15, 16.
b) Ba đồng vị của Fe đều có số proton = số electron = 26.
Số neutron lần lượt là 28, 30, 32.
4. NGUYÊN TỬ KHỐI
Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
Nguyên tử khối xấp xỉ số khối.
Ví dụ: Nguyên tử khối của potassium (có số proton = 19, số neutron = 20) là A = 19 + 20 = 39.
Nguyên tử khối trung bình: $\overline{A}=\frac{(X.a)+(Y.b)+...}{100}$
Trong đó:
- $\overline{A}$ là nguyên tử khối trung bình,
- X và Y,... lần lượt là nguyên tử khối của các đồng vị X và Y,..
- a và b,... lần lượt là % số nguyên tử của các đồng vị X và Y,..
?6 (SGK – tr20)
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tử khối của chromium bằng 51,996 vì đó là giá trị trung bình cộng của số khối các đồng vị Cr theo tỉ lệ nguyên tử đồng vị tương ứng xác định bằng phổ khối lượng.