Giáo án địa lý 11 bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về liên minh Châu Âu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về liên minh Châu Âu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.
- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, xử lý tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề.
3. Thái độ
Liên hệ thị trường các nước, đặc biệt nước ta để so sánh sự phát triển.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Các nước châu Âu.
- Biểu đồ chuẩn bị trước theo yêu cầu của bài thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền ơ – rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu mục tiêu chung của đề bài. Gọi một số HS trả lời.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành liên minh châu Âu
1. Mục tiêu
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học hãy:
+ Cho biết việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng chung đồng ơ – rô đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho các nước thành viên EU?
- Suy nghĩ trả lời.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. • Thuận lợi:
- Tăng cường tự do lưu thông về con người, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ.
- Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế.
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
- Việc EU sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
• Khó khăn:
Việc chuyển đổi sang đồng ơ – rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
1. Mục tiêu
- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, xử lý tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bản đồ Các nước châu Âu.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Yêu cầu: Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới và nhận xét.
- Bước 1: GV: Với yêu cầu trên thì ta có thể vẽ những dạng biểu đồ nào: Dạng nào là tối ưu nhất?
+ GV gợi ý: Biểu đồ hình tròn.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS làm việc cá nhân, vẽ hai biểu đồ tròn, một biểu đồ thể hiện GDP và một biểu đồ thể hiện dân số.
+ Dựa vào biểu đồ mới hoàn thành, bảng 7.2 và kiến thức đã học, hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới?
- Sau khi HS vẽ xong đối chiếu với biểu đồ mẫu của GV đã chuẩn bị sẵn.
- Nhận xét. HS khác góp ý, bổ sung.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - EU chỉ chiếm 7,1 % dân số thế giới và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng chiếm tới:
+ 31% GDP của thế giới.
+ 26% sản lượng ô tô của thế giới.
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.
+ 19% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
- Nếu so sánh Hoa Kì và Nhật Bản, những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, thì EU đã vượt lên đứng đầu (2004) thế giới về tổng giá trị GDP và vượt trên cả Hoa Kì và Nhật Bản về:
+ % trong tổng giá trị kinh tế của thế giới.
+ % trong xuất khẩu thế giới.
Xét về nhiều chỉ tiêu kinh tế, EU đã trở thành trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt qua cả Hoa Kì và Nhật Bản.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Việc hình thành thị trường chung Châu Âu và việc sử dụng chung đồng Euro đã tạo ra những thuận lợi gì cho các nước thành viên EU.
Câu 2: Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế hàng đầu của thế giới.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Dựa vào bảng 7.2/sgk, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên TG.
b. Dựa vào biểu đồ nhận xét về vị trí của EU trên trường quốc tế.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nhấn mạnh những điểm cơ bản cần lưu ý của bài thực hành.
- Chuẩn bị nội dung bài 8. Liên bang Nga.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 11, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.