Giáo án địa lý 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
2. Kỹ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.
- Phân tích các bảng số liệu trong SGK.
3. Thái độ:
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích các bảng số liệu.
II. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀC HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình 1, bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3 SGK
- Phiếu học tập:
Tiêu chí Nhóm nước phát triển Nhóm đang phát triển
GDP/ người Cao Thấp
Tỉ trọng GDP thấp
Tuổi thọ Thấp (65 tuổi)
HDI Cao (trên 0,8 ) Thấp (dưới 0,7 )
Trình độ PT KT - XH Cao Lạc hậu
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số hình ảnh và bảng số liệu về GDP của Việt Nam và Hoa Kì. Dựa vào hiình ảnh, bảng số liệu, kiến thức đã học và hiểu biết bản thân theo em Việt Nam và Hoa Kì được xếp vào các nhóm nước nào? Căn cứ vào đâu để có sự phân chia đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân chia thành các nhóm nước.
1. Mục tiêu: Biết được cách phân chia và các tiêu chí phân chia các nhóm nước trên thế giới
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 1.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết của bản thân và liên kết với tình huống xuất phát để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các quốc gia trên thế giới chia thành những nhóm nước nào?
+ Dựa vào những tiêu chí nào để phân chia các nhóm nước? Nêu đặc điểm của từng nhóm nước?
- HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết của bản thân và liên kết với tình huống xuất phát để trả lời.
- HS quan sát, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
- Yêu cầu HS dựa vào hình 1 nhận xét sự phân bố các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới theo GDP bình quân đầu người.
- GV chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm về các nước công nghiệp mới. I. Sự phân chia thành các nhóm nước.
- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển: GDP/người cao, FDI nhiều, HDI cao (ở châu Âu, bắc Mỹ, Đông Á) ..
+ Nhóm nước đang phát triển: GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp (Châu Phi, Nam Á)
- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: các nước công nghiệp mới (NICS- Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan…), trung bình, chậm phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
1. Mục tiêu: Biết được sự tương phản về trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, phiếu học tập
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục II, chú ý các bảng số liệu, kết hợp với phiếu học tập để trả lời các câu hỏi sau:
+ Bảng số liệu 1.1: Nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
+ Bảng số liệu 1.2: Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, năm 2004.
+ Bảng số liệu 1.3 kết hợp với hộp thông tin: Nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI va tuổi thọ trung bình giữa các nhóm nước.
- Nghiên cứu SGK, bảng số liệu, kết hợp với phiếu học tập để trả lời các câu hỏi.
Bước 2:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo GDP/ người, tỉ trọng GDP
+ Nhóm 2: báo cáo tuổi thọ, HDI
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 3:
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
(bảng)

Tiêu chí NC phát triển Đang phát triển
GDP/ người Cao Thấp
Tỉ trọng GDP KV I thấp, KV III cao KV I cao, KV II và III còn thấp
Tuổi thọ Cao (trên 75 tuổi) Thấp (65 tuổi)
HDI Cao (trên 0,8 ) Thấp (dưới 0,7 )
Trình độ KT - XH Cao Lạc hậu

Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
1. Mục tiêu: Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận cặp, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với hiểu biết cá nhân, GV tổ chức thảo luận cặp cho biết những đặc điểm cơ bản về cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dựa vào các gợi ý sau
+ Thời gian xuất hiện
+ Đặc trưng
+ Các công nghệ trụ cột
+ Tác động.
- HS đọc SGK kết hợp với hiểu biết cá nhân chia nhóm thảo luận.
- GV: Theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và nói rõ về kinh tế tri thức. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Thời gian: Cuối thế kỷ XX đàu thế kỷ XXI
- Đặc trưng: xuất hiện và phát triển nhanh công nghệ cao
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ vật liệu
+ Công nghệ năng lượng
+ Công nghệ thông tin
- Tác động:
+ Làm xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng KV I, II, tăng tỉ trọng KV III.
+ Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức (là nền kinh tế dựa trên tri thức cao, kĩ thuật và công nghệ hiện đại)
+ Thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ.
+ Xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
- HS hoàn thiện và trình bày.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
BT1: Vẽ sơ đồ các tiêu chí phân loại các nhóm nước
BT2: vẽ tranh thể hiện tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến nhân loại
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Bước 3: Đánh giá. Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những vướng mức của học sinh trong quá trình thực hiện
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
- Trường hợp học sinh không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, giáo viên có thể yêu cầu …(nhiệm vụ yêu cầu: tìm hiểu về GDP/ người và chỉ số HDI của địa phương)

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 11, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.