BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Giải thích được trình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự phần thiết phải bảo vệ hòa bình
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng 4, rút ra nhận xét về đặc điểm dân số thế giới.
- Phân tích hình 4 để biết được một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển và hậu quả của nó.
3. Thái độ:
- Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác và đoàn kết của toàn nhân loại
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, phân tích các bảng số liệu.
II. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀC HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Một số Hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?
Câu 2: Trình bày cơ sở hình thành, kể tên các tổ chức và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Như các em đã biết, ngày nay, bên cạnh những thành tựu vược bật về khoa học kĩ thuật về kinh tế xã hội. Cho HS quan sát một số hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân, hãy cho biết hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức gì về tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội?. Theo em tại sao những vấn đề đó được gọi là vấn đề mang tính toàn cầu?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số
1. Mục tiêu:
- Giải thích được trình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Phân tích bảng 4, rút ra nhận xét về đặc điểm dân số thế giới.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 3.1 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân số tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển, đang phát triển và toàn TG?
- HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 3.1 để trả lời các câu hỏi.
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức .
Bước 2:
GV: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân cho biết: Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội?
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 3.2 và hiểu biết cá nhân, tổ chức thảo luận cặp theo yêu cầu sau :
+ Nguyên nhân của sự già hóa dân số?
+ so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước pt và nhóm nước đang phát triển giai đoạn (2000-2005)
+ Cơ cấu dân số già có những hậu quả gì ?
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, chuẩn kiến thức và liên hệ Việt Nam. I. Dân số:
1. Bùng nổ dân số:
+ Dân số TG tăng nhanh sau Tk xx, vào năm 2005 dân số TG là 6.477 triệu người.
+ Sự bùng nổ dân số hiện nay / TG chủ yếu ở các nước đang phát triển, chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới .
- Hậu quả: Gây sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường.
2. Sự già hóa dân số:
- Dân số TG đang có xu hướng già đi tỉ lệ người <15T thấp, tỉ lệ người > 65T ngày
càng cao .
- Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước PT từ 65T trở lên chiếm 15% (2000-2005).
- Hậu quả của cơ cấu dân số già: Nguy cơ thiếu nguồn lao động bổ sung, chi cho người già rất lớn (trả lương hưu, quỷ nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi ...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Môi trường
1. Mục tiêu:
- Phân tích hình 4 để biết được một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển và hậu quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, phiếu học tập
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, phiếu học tập, tích hợp với môn Hóa học và Sinh học cùng với hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi sau:
Trình bày hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu suy giảm tầng ô dôn, ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương, suy giảm đa dạng sinh vật?
- HS dựa vào kiến thức SGK, phiếu học tập, tích hợp với môn Hóa học và Sinh học cùng với hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Bước 2:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1,4: báo cáo Biến đổi khí hậu toàn cầu suy giảm tầng ô dôn.
+ Nhóm 2,5: báo cáo Ô nhiễm nguồn nước ngọt , biển và đại dương
+ Nhóm 3,6: báo cáo Suy giảm đa dạng sinh vật
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 3:
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và liên hệ thực trạng Việt Nam.
- GV tích hợp môn GDCD giáo dục về ô nhiễm nước ngọt và sự khan hiếm nước ngọt, sạch / TG .Do khai tài nguyên quá mức nhiều loài sinh vật quý hiếm bị tuyệt chủng. Do đó cần khai thác và bảo vệ tài nguyên hợp lí nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho con người. II. Mội trường:
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu suy giảm tầng ô dôn
* Hiện trạng
- Nhiệt độ khí quyển tăng
- Mưa axít.
* Nguyên nhân
- Thải khí CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính
- Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt.
* Hậu quả
- Băng tan
- Mực nước biển tăng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt , biển và đại dương.
* Hiện trạng
- ô nhiễm nguồn nước ngọt nghiêm trọng
- Ô nhiễm nguồn nước biển.
* Nguyên nhân
- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ.
* Hậu quả
- Thiếu nguồn nước sạch.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh.
3. Suy giảm đa dạng sinh vật
* Hiện trạng
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bị biết mất
* Nguyên nhân
Khai thác thiên nhiên quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên
* Hậu quả
- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu
- Mất cân bằng sinh thái
Hoạt động 3: Tìm hiểu Một số vấn đề khác
1. Mục tiêu:
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự phần thiết phải bảo vệ hòa bình
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và cho hiểu biết cá nhân cho biết:
Ngoài vấn đề dân số và môi trường trên thế giới còn có những vấn đề chung nào cần giải quyết?
Bước 2:
- HS dựa vào kiến thức SGK cùng với hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
- GV giúp HS tìm kiến thức:
+ Bên cạnh xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố quốc tế .... lại còn xuất hiện các bệnh dịch hiểm nghèo (HIV, SART... là nguy cơ đe dọa tính mạng con người .
+ Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia. III. Một số vấn đề khác:
- Nạn khủng bố đã xuất hiện trên thế giới.
- Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới.
- Các bệnh dịch hiểm nghèo...
Để giải quyết các vấn đề này cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Sau khi học xong các nội dung cơ bản của bài học. Các em hãy chọn ra một nội dung khiến em thấy ấn tượng, quan tâm nhất. Sau đó viết một bài thuyết trình về vấn đề đó.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và thuyết trình trước lớp
Bước 3: GV nhận xét và đánh giá điểm để khích lệ.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.
- Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường/ dân số của địa phương trong những năm vừa qua. Yêu cầu có số liệu
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu các cơ hội và thách thức khi hội nhập khu vực và quốc tế của các nhóm nước.