Giáo án địa lý 11 bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn nhất thế giới

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn nhất thế giới. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục đích và thể chế của EU.
- Chứng minh được rằng EU là trung tâm KT hàng đầu TG.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Quan sát hình vẽ để trình bày về liên minh, hợp tác chính của EU.
- Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để nhận thấy được vai trò của EU trong nền KT TG.
3. Thái độ: HS thấy được EU là một mô hình liên kết đặc biệt trong quan hệ quốc tế. EU không đơn thuần là một tổ chức liên chính phủ như LHQ và cũng không phải là một liên bang như Hoa Kì.
4. Năng lực định hướng hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, hình ảnh,…
II. CHUẪN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Các bản đồ: Các nước châu Âu, quá trình phát triển EU, sự phân hóa trong không gian kinh tế ở EU.
- Các biểu đồ, các bảng số liệu có trong SGK (phóng to).
- Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác,..
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, sưu tầm các tài liệu liên quan đến sự hình thành, cơ cấu tổ chức Liên Minh Châu Âu.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới, hình 7.2,7.3. 7.4 SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở, sách SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu về bài phát biểu của Rô – bớt Shu – man bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp về ý tưởng thành lập EU vào ngày 5-9-1950. Qua bài phát biểu đó hãy nêu những thông tin em thu thập được về liên minh Châu Âu-EU.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển
1. Mục tiêu:
- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/cặp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, bản đồ Thế giới.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV treo bản đồ các nước trên Thế giới, yêu HS dựa vào nội dung mục 1 trả lời câu hỏi:
+Liên minh Châu âu được hình thành dựa trên những tổ chức nào? Xác định trên bản đồ vị trí của liên kết khu vực EU
- Các mốc thời gian quan trọng hình thành nên EU?
- HS dựa vào nội dung mục 1 trả lời câu hỏi, dựa vào bản đồ để xác định
- GV chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS xác định trên hình 7.2, các nước gia nhập EU đến các năm 1995, 2004, 2007?
- HS xác định trên hình 7.2
- Gv bổ sung, chốt ý
Bước 2:
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh hình 7.3 và 7.4 cùng kên chữ thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích của EU?
- Nêu tên các cơ quan đầu não của EU? Chúng có chức năng gì?
- HS dựa vào kênh hình 7.3 và 7.4 cùng kên chữ thảo luận cặp.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh TG II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thúc đây kinh tế phát triển.
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) qua hiệp ước Ma-xtrích tại Hà Lan
- Số lượng thành viên không ngừng tăng lên: Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước
2. Mục đích và thể chế của EU
- Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên
+ Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và ngoại giao giữa các nước thành viên.
- Thể chế: Các cơ quan quan trọng nhất của EU:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện châu Âu.
+ Hội đồng bộ trưởng EU
+ Ủy ban liên minh châu Âu
Những vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của các nước thành viên do các cơ quan EU quyết định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của Eu trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Phân tích bảng số liệu , tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu về kinh tế để thấy được ỹ nghĩa của EU thống nhất, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, biểu đồ.
5. Tiễn trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 7.1 và H7.5 và hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi sau
+ EU- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới: chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu TG.
+ EU -Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
• Nêu bật vai trò của EU torng thương mại thế giới.
• Dựa vào hình 7.5, phân tích vai trò EU trong thương mại TG.
- HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 7.1 và H7.5 và hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1,4: dựa vào nội dung 1 mục II, bảng 7.1 và hình 7.5, chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu TG.
+ Nhóm 2,5: dựa vào nội dung 2 mục II, bảng 7.1, nêu bật vai trò của EU torng thương mại thế giới.
+ Nhóm 3,6: dựa vào hình 7.5, phân tích vai trò EU trong thương mại TG
- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1.EU- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành trung tâm KT hàng đầu TG
- EU dẫn đầu TG về GDP ( 31% GDP - năm 2004).
- Chiếm 26% trong sản xuất ô tô của thế giới.
- Chiếm 59 % trong viện trợ phát triển thế giới.
2. EU -Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại ( chiếm 26,6% tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và 37,7 % trong tỉ trọng xuất khẩu của thế giới- 2004)
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-Hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về thị trường tự do của EU.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 11, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.