Giáo án địa lý 11 bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 2: EU - hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Liên minh Châu Âu (EU). Tiết 2: EU - hợp tác, liên kết để cùng phát triển. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được một số biểu hiện về
+ Tự do lưu thông: hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU: hợp tác trong sản xuất máy bay E – bớt, đường hầm qua eo Măng – sơ, liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên.
- Ghi nhớ địa danh vùng Ma-xơ – Rai nơ, Luân Đôn
2. Kĩ năng:
Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học.
3.Thái độ:
- Liên hệ thực tế và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác và đoàn kết của toàn nhân loại
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình 7.6,7.7. 7.8 SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở, sách SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1:
Câu 1: Hãy cho biết sự ra đời và phát triển của EU?
Câu 2: Chứng minh EU là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới?
- Tiết 2
Câu 1: Trình bày về thị trường chung EU?
Câu 2: Trình bày về đồng tiền chung Euro?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV đưa ra cho HS một số ví dụ sau: Người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp. Một công ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bên trong nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức. Một chiếc ô tô của Italia bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế. Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở một ài khoản tại các nước EU khác. Qua các ví dụ trên hãy cho biết khi tham gia EU các nước trong liên minh sẽ có những quyền gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU:
1. Mục tiêu:
- Trình bày được một số biểu hiện về: Tự do lưu thông: hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Euro
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, hiểu biết cá nhân thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung cơ bản của các mặt tự do lưu thôn. Cho ví dụ.
+ Thực hiện 4 mặt của tự do lưu thông có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển của EU?
+ Đồng Ơ-rô đã được sử dụng trên các nước EU như thế nào?
+ Lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô này là gì?
- HS dựa vào nội dung SGK, hiểu biết cá nhân thảo luận.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
Bước 2:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU:
1/ Tự do lưu thông:
Tự do lưu thông:Thể hiện trên 4 mặt:
- Tự do di chuyển (Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc)
- Tự do lưu thông dịch vụ (Vận tải, thông tin liên lạc,ngân hàng,kiểm toán..).
- Tự do lưu thông hàng hoá (Các sản phẩm sản xuất sản xuất ở một nước thuộc Eu được tự do lưu thông và bán trong toàn bộ thị trường chung Châu Âu).
- Tự do lưu thông tiền vốn (Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối).
 Điều đó giúp cho EU phát triển tối đa lợi thế nhân tài, vật lực, nguồn vốn...cho sự phát triển chung của cộng đồng liên minh châu âu
2/ Euro (Ơ-rô) đồng tiền chung của EU:
a) Thực trạng sử dụng:
- Từ ngày 1/1/1999, các nước EU (11 nước thành viên) đã bắt đầu sử dụng đồng Ơ-rô.
- Đến 2006 đã có 13 nước thành viên sử dụng đồng Ơ-rô.
b) Lợi ích:
- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu ÂU.
- Góp phần thúc đảy lưu thông hang hoá và nguồn vốn.
- Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
- Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ…
Hoạt động 2: TÌM HIỂU HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ:
1. Mục tiêu:
- Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU: hợp tác trong sản xuất máy bay E – bớt, đường hầm qua eo Măng – sơ, liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên.
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, H 7.6, 7.7, 7.8
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, H 7.6, 7.7, 7.8 và hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi sau
+ Các nước nào tham gia sản xuất máy bay E-bớt, và lợi ích của dự án hợp tác này?
+ Đường hầm qua biển Măng-sơ do các nước nào tham gia và có ý nghĩa như thế nào cho các nước tham gia?
- HS dựa vào kiến thức SGK, H 7.6, 7.7, 7.8 và hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi.
Bước 2:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Trình bày nội dung hợp tác sản xuất máy bay E- bớt
+ Nhóm 2: Trình bày nội dung hợp tác xây dựng đường hầm gioa thông dưới biển Măng – sơ.
- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ:
1/ Sản xuất máy bay E-bớt:
- Các nước tham gia là: Anh, Pháp, Đức.
- Hãng này đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hảng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì là Boing.
2/ Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ:
- Các nước tham gia là: Anh, Pháp.
- Được hoàn thành vào năm 1994 nối Anh với lục địa Châu Âu, hang hoá vận chuyển rất thuận lợi trong EU.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU LIÊN KẾT VÙNG Ở CHÂU ÂU
1. Mục tiêu:
- Biết đựo liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên.
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, H 7.9
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, H 7.9 kết hợp kiến thức bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là liên kết vùng?
+ Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?
+ Việc hợp tác liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ đã đem lại lợi ích gì?
- HS dựa vào kiến thức SGK, H 7.9 kết hợp kiến thức bản thân để trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. III. LIÊN KẾT VÙNG Ở CHÂU ÂU: (EUROREGIO)
1/ Khái niệm liên kết vùng Châu Âu:
- Liên kết vùng châu âu là một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác liên kết sâu rộng về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung của các bên tham gia.
2/ Liên kết vùng Maxơ Rainơ:
- Liên kết biên giới giữa các nước Pháp, Đức và Bỉ.
- Biểu hiện: Trao đổi các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, việc làm…
 Ý nghĩa:
- Tăng cường quá trình liên kết thống nhất châu âu.
- Tận dụng các lợi thế so sánh ở mỗi nước.
- Tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các vùng biên giới.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV cho các câu hỏi để học sinh củng cố kiến thức
Câu 1: Ý nào không phải là lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu?
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
B. Trong buôn bán không phải chịu thuế giá trị giá tăng giữa các nước.
C. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Câu 2: Lợi ích cơ bản của đường hầm giao thông qua biển Măng-sơ là
A. hàng hóa chuyển trực tiếp từ Anh sang châu Âu và ngược lại, không cần chung chuyển bằng phà.
B. người dân có thể đi từ Anh sang Pháp và từ Pháp sang Anh.
C. sử dụng được nhiều loại vận tải như đường biển, đường ôtô và đường sắt.
D. các loại vận tải ôtô và đường sắt có thể cạnh tranh với đường hàng không và biển.
Bước 2: GV gọi 1 HS trả lời và nhận xét, đánh giá.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Việc thực hiện lưu thông tự do có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển EU? Đánh giá tác động của việc tự do di chuyển đối với phát triển kinh tế-xã hội của EU?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 11, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.