BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (3 tiết)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN DÂN CƯ-XÃ HỘI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích đ¬ược thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đ¬ược đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế; biết về sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủng tộc, về sự đa dạng trong văn hoá
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, dân c¬ư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
+ Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc lược đồ Địa hình và khoáng sản phân tích, so sánh sự khác biệt về đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản ba vùng: phía Tây, phía Đông, và vùng Trung tâm
+ Dựa vào bản đồ/ lược đồ phân bố dân cư Hoa Kì để phân tích đặc điểm phân bố dân c¬ư, các thành phố lớn.
3. Thái độ : Có nhận thức đúng đắn hơn về Tự nhiên và dân cư Hoa Kì
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực chuyen biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ.
- Bản đồ các nước châu Mĩ.
- Tranh ảnh về tự nhiên, quần cư của hoa Kì.
2. Đối với học sinh
- Đã xác định trên bản đồ thế giới vị trí của Hợp chủng quốc Hoa Kì
- Sưu tầm tư liệu về Hoa Kì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV treo bản đồ Châu Mỹ và giới hạn khái quát về đất nước Hoa Kì sau đó yêu cầu HS
+ Em hiểu biết gì về đất nước Hoa Kì( Tự nhiên, dân cư, tiềm lực kinh tế)
+ Tại sao các bản tin về thời sự quốc tế người ta thường đề cập đến các hoạt động kinh tế của Hoa Kì
Bước 2: HS suy nghĩ, dựa vào kiến thức để trả lời.
Bước 3: GV gọi đại diện học sinh trả lời, học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.
Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí Hoa Kì
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì,
- Kĩ năng: Xác định Hoa Kì trên bản đồ thế giới với các giới hạn lãnh thổ
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở
- Phân tích bảng só liệu
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/toàn lớp
3. Phương tiện: Tivi, bản đồ Hoa Kì
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Treo bản đồ thế giới và bản đồ các nước châu Mĩ. Yêu cầu HS lên bảng xác định lãnh thổ Hoa Kì: Phần trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca, quần đảo Ha-oai trên bản đồ thế giới và nêu nhận xét hình dạng lãnh thổ phần trung tâm của Hoa Kì trên bản đồ các nước Bắc Mĩ.
- HS dựa vào SGK đọc số liệu về diện tích và tìm vị trí của thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ.
Dựa vào SGK hãy nêu diện tích, chiều dài và chiều rộng của vùng trung tâm.
- Hãy nêu và giải thích sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc Nam và từ ven biển vào nội địa.
- ảnh hưởng của độ lớn và hình dạng lãnh thổ phần trung tâm đối với sự phân bố sản xuất và phát triển giao thông?
Hãy cho biết vị trí của Hoa Kì có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trả lời câu hỏi và nhận xét
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiên thức và GV bổ sung thêm thông tin
- Phần lớn lãnh thổ Hoa Kì nằm trong khoảng 250B đến 490B và đường bờ biển dài nên khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
- Hoa Kì nằm cách châu Âu bởi Đại Tây Dương nên hầu như không bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh thế giới.
- Hoa Kì giáp Canađa và các nước Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên nhưng kinh tế không phát triển bằng. Do vậy, Hoa Kì được cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và thuận lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá.
- Hình dạng lãnh thổ Hoa Kì thuận lợi cho việc hình thành nhiều vùng kinh tế khác nhau.
- Do lãnh thổ rộng lớn và mang hình khối lớn nên khí hậu ở Hoa Kí phân hoá rất sâu sắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, từ ven biển vào nội địa. 1. Lãnh thổ và Vị trí địa lí:
1. Lãnh thổ
- Phần rộng lớn ở trung tâm bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Phần trung tâm:
+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, Đông Tây: 4500km, Bắc Nam: 2500km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
- Gần các nước Mĩ La tinh.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Hoa Kì
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích đ¬ược thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Kĩ năng: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc lược đồ Địa hình và khoáng sản phân tích, so sánh sự khác biệt về đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản ba vùng: phía Tây, phía Đông, và vùng Trung tâm
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/cặp/toàn lớp
3. Phương tiện
Tivi, bản đồ Hoa Kì
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1 : Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của vùng phía Tây.
- Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm vùng phía Đông.
- Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm vùng Trung tâm.
- Nhóm 4: Tìm hiểu vùng Alaxca và Ha-oai.
Bước 2: Các nhóm dựa vào hình 6.1, bản đồ tự nhiên Hoa Kì để hoàn thành nội dung phiếu học tập:
1. Lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ:
Vùng Phía Tây Trung tâm Phía Đông
Phạm vi
Địa hình
Khí hậu
Tài nguyên TN
2. Alaxca và Ha-oai:
Đặc điểm TN Ý nghĩa
Alaxca
Ha-oai
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức
II. Điều kiện tự nhiên
Miền Tây Trung Tâm Miền Đông
-Gồm hệ thống núi cao Cooc- đi-e chạy theo hường bắc-nam, xen giữa là bồn địa, cao nguyên, ven Thái Bình Dương có đồng bằng nhỏ
-Khí hậu khô hạn là chủ yếu (hoang mạc và bán hoang mạc). Ven biển có cận nhiệt và ôn đới hải dương
-Tài nguyên phát triển : Nhiều đồng cỏ, rừng, nguồn thủy năng phong phú, kim lọai màu - Phía bắc là gò đồi thấp, phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu: Phía bắc: ôn đới. Phía nam: cận nhiệt
-Tài nguyên: than, sắt, dầu khí, đổng cỏ. - Hệ thống núi cao Apalat, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
- Khí hậu ôn đới và cận nhiệt.
- Tài nguyên: than đá, nguồn thủy năng, sắt.
2. A-la-xca và Ha oai: có tiềm năng lớn về dầu, khí, phát triển du lịch và hải sản
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư Hoa Kì
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Phân tích đ¬ược đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế; biết về sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủng tộc, về sự đa dạng trong văn hoá.
- Kĩ năng: Dựa vào bản đồ/ lược đồ phân bố dân cư Hoa Kì để phân tích đặc điểm phân bố dân c¬ư, các thành phố lớn.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/cặp/toàn lớp
3. Phương tiện
Bản đồ dân cư, 1 số hình ảnh về con người và chủng tộc ở Hoa Kì
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV tổ chức hoạt động cá nhân
Bước 1: Yêu cầu HS làm phiếu học tập 2
Gợi ý cho câu 3:
- Nhận xét chung: tăng hay giảm qua các năm
- Nhận xét chi tiết: Năm đầu tiên và năm sau cùng cách nhau bao nhiêu lần? Bình quân số dân tăng hàng năm? Những năm cuối xu hướng tăng nhanh hay tăng chậm lại?
Gợi ý cho câu 4:
- Nhận xét về sự thay đổi của tỉ lệ gia tăng tự nhiên (tăng/giảm bao nhiêu)?
- Nhận xét về tuổi thọ trung bình (tăng/giảm bao nhiêu).
- Nhận xét về tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 (tăng/giảm bao nhiêu).
- Nhận xét tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 (tăng/giảm bao nhiêu).
- Từ những nhận xét trên, đối chiếu với bảng, rút ra kết luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiện vụ
Bước 3: Các HS lần lượt trả lời
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức. Có thể chốt lại các vấn đề sau:
- Dân số Hoa Kì tăng nhanh, đặc biệt tăng rất nhanh trong suốt thế kỉ 19. Hiện nay, Hoa Kì là nước có dân số đứng thứ ba trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh đã cung cấp nguồn lao động dồi dào, góp phần thúc đẩy kinh tế Hoa Kì phát triển nhanh. Đặc biệt nguồn lao động bổ sung nhờ nhập cư nên không tốn chi phí nuôi dưỡng và đào tạo.
- Dân số có sự thay đổi theo hướng già hóa: tuổi thọ trung bình tăng, tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi tăng làm tăng chi phí xã hội.
2. GV tổ chức hoạt động toàn lớp
- GV vẽ nhanh biểu đồ tròn biểu hiện cơ cấu dân cư Hoa Kì theo các số liệu sau: Dân có nguồn gốc Âu: 83%, Phi: 11%; á, Mĩ La tinh: 5%, bản địa: 1%.
GV hỏi:
- Em có nhận xét gì về thành phần dân cư của Hoa Kì.
- Giải thích tại sao lại có thành phần như vậy. Nhắc lại ảnh hưởng của dân nhập cư đến sự phát triển kinh tế xã hội Hoa Kì (thuận lợi và khó khăn).
3. GV tổ chức hoạt động cá nhân/cặp
Bước 1:
+ Yêu cầu HS quan sát lược đồ phân bố dân cư Hoa Kì năm 1998 nêu:
- Các đô thị trên 10 triệu người.
- Các bang có mật độ dân cư cao (hơn 300, từ 100 - 300 người/km2).
- Các bang có phân bố dân cư trung bình (từ 50 - 59 và từ 25 - 49 ).
- Các bang có dân cư thưa thớt (từ 10-24 và dưới 10)
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức
Bổ sung thêm thông tin về nơi cư trú của người nhập cư, của dân bản địa, giải thích. Giảng về xu hướng di chuyển của phân bố dân cư hiện nay, giải thích. Nêu lên nét đặc biệt về dân cư đô thị của Hoa Kì so với các nước khác: gần 92% dân cư đô thị sống ở các thành phố vừa và nhỏ dưới 500.000 dân, giải thích và nêu ý nghĩa. III. Dân cư Hoa Kì
1. Dân số
- Đứng thứ 3 thế giới sau ấn Độ và Trung Quốc.
- Tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư đem lại tri thức, nguồn vốn, lực lượng lao động lớn.
- Có xu hướng già hóa.
2. Thành phần dân cư
- Phức tạp: nguồn gốc Âu: 83%; Phi: > 10%; á và Mĩ La tinh: 6%, dân bản địa: 1% sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Phân bố dân cư
- Phân bố không đều: đông đúc ở vùng đông bắc, Ven biển và đại dương; Thưa thớt ở vùng trung tâm và vùng núi hiểm trở phía Tây.
- Xu hướng từ đông bắc chuyển về Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Dân thành thị chiếm 79% (2004). 91,8% dân tập trung ở các thành phố vừa và nhỏ hạn chế những mặt tiêu cực của đô thị.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV tổ chức trò chơi “ Vòng quay địa lí”
Câu 1. Diện tích của Hoa Kì đứng thứ mấy thế giới:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Lãnh thổ Hoa Kì gồm những bộ phận nào?
A. Toàn bộ lục địa Bắc Mĩ.
B. Trung tâm lục địa Bắc mĩ và bán đảo A-la-xca.
C. Trung tâm lục địa Bắc Mĩ và quần đảo Ha-oai.
D. Trung tâm lục địa Bắc mĩ , bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
Hướng dẫn trả lời: D
Câu 3. Hoa kì không giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Ấn Độ Dương.
Hướng dẫn trả lời: D.
Câu 4. Lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng là:
A. Vùng phía tây, vùng trung tâm và vùng phía nam.
B. Vùng phía tây, vùng trung tâm và vùng phía đông.
C. Vùng phía tây, vùng trung tâm và vùng phía bắc.
D. Vùng phía tây, vùng trung tâm và vùng núi già Apalat.
Hướng dẫn trả lời: B
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- So sánh đặc điểm hình dạng lãnh thổ và phân hóa tự nhiên của Hoa Kì và Việt Nam
- Phân tích tác động của những người nhập cư tới nền kinh tế của Hoa Kì
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố dân cư của Hoa Kì.