BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA( TRUNG QUỐC)
Tiết 2: Kinh tế
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
- Nắm được một số diễn biến chính trong giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc; một số đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn đó.
2. Kĩ năng:
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ (lược đồ), năng lực sử dụng ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc.
- Bản đồ kinh tế Trung Quốc.
- Một số ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc (nếu có).
2. Đối với học sinh:
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nước CHND Trung Hoa ra đời vào thời gian nào?
- Trung Quốc có những lợi thế nào trong phát triển kinh tế (đặc biệt nông nghiệp và công nghiệp)?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4:GV sử dụng nội dung trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
Thế giới đang chứng kiến những bước đi mạnh mẽ và vững vàng của Trung Quốc. Vì sao Trung Quốc có những thành công trong lĩnh vực kinh tế như vậy và quan hệ Việt - Trung đã có những bước phát triển quan trọng như thế nào? Các câu hỏi đó sẽ được lí giải trong bài học hôm nay.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu Khái quát kinh tế Trung Quốc (5p)
1. Mục tiêu:
- Khái quát được những thành tựu trong kinh tế TQ đạt được và nguyên nhân đạt được những thành tựu đó.
- Kĩ năng thu thập và xử lí tài liệu.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp phát vấn
- Sử dụng số liệu thống kê
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Một số hình ảnh về Trung Quốc, số liệu dẫn chứng.
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Trước Việt Nam 8 năm, Trung Quốc đã tiến hành đổi mới, thực hiện chiến lược hiện đại hóa đất nước
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhận xét tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc sau năm 1978 cho đến nay?
- Nguyên nhân mà TQ đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. I. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Trung Quốc tiến hành đổi mới năm 1978
* Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (TB 8% /năm).
- Tổng GDP cao (Đứng thứ 7 thế giới năm 2004).
- Thu nhập bình quân theo đầu người tăng (Từ 276 USD năm 1985 lên 2025 USD năm 2009)
- Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện (thu nhập bình quân đầu người tăng)
Hoạt động 2. Tìm hiểu Công nghiệp (13p)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được thành tựu đạt được trong công nghiệp
- Phân tích được chính sách phát triển công nghiệp
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Đặt vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Bảng số liệu 10.1
- Lược đồ H.10.8
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ
* GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1: Các điều kiện để sản xuất công nghiệp TQ
- Nhóm 2: Chiến lược phát triển công nghiệp TQ
- Nhóm 3: Thành tựu đạt được của công nghiệp TQ
- Nhóm 4: Tìm hiểu phân bố trong sản xuất công nghiệp của Trung Quốc
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng. GV hướng dẫn hs làm việc.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung.
Bước 4: Đánh giá:
GV nhận xét, phân tích rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp và kết luận.
*Tích hợp gd bảo vệ môi trường:
Để khai thác có hiệu quả nguồn TNTN và phát triển CN bền vững, TQ cần phải có những biện pháp như thế nào? II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1.Công nghiệp:
a. Điều kiện phát triển công nghiệp.
- Tự nhiên.
- Kinh tế - xã hội.
b. Chiến lược phát triển công nghiệp:
- Thiết lập cơ chế thị trường => các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng KHCN mới.
- Tập trung vào các ngành có khả năng sinh lời cao. (5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, SXô yô và xây dựng)
b.Thành tựu của sản xuất công nghiệp:
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng; Luyện kim, hoá chất, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô....
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: (Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện)
- Sản lượng các sản phẩm CN tăng nhanh
- Sự phát triển cuả các ngành CN kĩ thuật cao.
- Phát triển các ngành CN địa phương
c. Phân bố:
Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và dọc ven biển tại các thành phố lớn.
- Công nghiệp Trung Quốc đang mở rộng sang miền Tây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nông nghiệp Trung Quốc (12p)
1. Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức đã học về các điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp Trung Quốc.
- Nắm được các chính sách NN và thành tựu đạt được trong NN của TQ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Phát vấn, sử dụng bản đồ (lược đồ); hoạt động nhóm
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Sử dụng bản đồ (lược đồ)
- Hình 10.9
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Chia thành hai hoạt động nhỏ:
1. Tìm hiểu về dân cư
Bước 1:Giao nhiệm vụ cho hs:
Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp thông tin SGK, trả lời các câu hỏi sau:
- Trung Quốc tiến hành cải cách nông nghiệp thông qua những biện pháp, chính sách gì? Kết quả đạt được?
- Dựa vào H.10.9 và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của TQ. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố NN giữa miền Đông và miền Tây?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc với sgk và hình 10.9, gv hướng dẫn thêm.
Bước 3:Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
Một HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá
GV nhận xét và kết luận 2.Nông nghiệp:
a.Biện pháp phát triển nông nghiệp:
- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi.
- Khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
b.Thành tựu của sản xuất nông nghiệp:
- Một số sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới: Lương thưc, bông, thịt lợn.
- Trong nông nghiệp: Trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi.
- Nông sản phong phú: Lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai tây, củ cải đường, chè, mía..
c. Phân bố:
- MĐ : Có nhiều vùng NN trù phú
- MT : chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn
Hoạt động 4. Tìm hiểu Mối quan hệ Trung - Việt (5p)
1. Mục tiêu:
- Nhận thức đúng mối quan hệ Trung - Việt là mối quan hệ truyền thống và có ý nghĩa.
- Tôn trọng và có ý thức xây dựng mối quan hệ với nước láng giềng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Phát vấn; hoạt động cá nhân
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Tư liệu về mối quan hệ Trung - Việt
- Hình ảnh về Trung - Việt.
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Với hiểu biết của bản thân, em biết quốc gia Trung Quốc trên thế giới có vị trí như thế nào?
- Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam hợp tác trên lĩnh vực nào?
- 16 chữ vàng mà hai nước láng giềng Trung Quốc và Việt nam đề cao là gì? Qua đó nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hai nước?
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân theo sgk và hiểu biết của bản thân.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
HS trình bày kết quả, hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá
- GV nhận xét, phân tích thêm và kết luận, từ đó giáo dục thái độ và nhận thức đúng đắn cho HS về mối quan hệ Trung - Việt. 4. Mối quan hệ Trung – Việt
- Quan hệ lâu đời, hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai "
- Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đang ngày càng tăng nhanh.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Sơ đồ hóa kiến thức về công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc (về các điều kiện phát triển CN, NN; chính sách, thành tựu, sự phân bố)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
- Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu...
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong SGK.
- Xem lại công thức tính tỉ trọng vận dung tự nghiên cứu bài tập thực hành