BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất nhập khẩu) của một số quốc gia, của khu vực ĐNA so với một số khu vực của Châu Á
2. Kĩ năng:
- Vẽ biểu đồ kinh tế.
- Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét.
3. Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại của ĐNÁ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tái tạo kiến thức, tự học
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng biểu đồ, bảng số liệu để rút ra nhận xét, tính toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phiếu học tập:
Tên nước. 1990 2000 2004
Xingapo
Thái Lan
Việt Nam
Mianma
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở nháp, thước, máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN?
Câu 2: Thành tựu lớn nhất của ASEAN sau hơn 40 thành lập và phát triển?
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Hoạt động của gv và hs Nội dung
PP: Đàm thoại gợi mở.
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài thực hành số 1.
H: Bài thực hành yêu cầu chúng ta lCàm những việc cơ bản gì?
H: Vẽ biểu đồ hình cột cần tuân theo những bước nào?
- HS Trả lời.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẻ vào vở.
- Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch chi hết bao nhiêu USD.
H: Làm thế nào để tính bình quân mỗi khách du lịch chi hết bao nhiêu USD?
Yêu cầu HS tính và trả lời
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở.
H: Có nhận xét gì về số khách và chi tiêu của các du khách ở các khu vực?
GV chuẩn kiến thức I. Hoạt động du lịch.
1. Vẽ biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ phải tuân theo các buớc sau:
+ Vẽ hệ trực tọa độ: Trục tung 1 đơn vị 1000 người chia khoảng cách 1000 cao nhất là 7000. Trục hoành là khu vực.
+ Dựng cột: Lưu ý chừa để đủ vẽ cột thứ 2 nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách. Trên cột ghi số liệu. Kí hiệu cho cột đồng nhất.
+ Vẽ trục tung 2 đơn vị triệu USD, dựng cột.
+ Hòan thiện: Tên biểu đồ, chú thích.
2. Tính:
Bình quân chi tiêu = chi tiêu của khách/ Số khách du lịch.
Sau khi tính ta có bảng sau:
Khu vực Bình quân chi tiêu của khách
( USD/ Người)
Đông Á 1050
Đông Nam Á 477
Tây Nam Á 445
3.Nhận xét:
- Số lượng khách du lịch cao nhất ở Đông Á, Tây Nam Á và thấp nhất là ĐNA.
- Chi tiêu của khách cao nhất là Đông á và thấp ở ĐNA VÀ Tây Nam á.
- Bình quân chi tiêu của du khách cao nhất là ở Đông Á và gấp hơn 2 lần so với ĐNA và TNA.
=> Điều đó chứng tỏ sản phẩm du lịch cũng như trình độ phát triển du lịch của ĐNA và TNA ngang bằng nhau và thua xa so với Đông á.
+ TNA du lịch chưa thực sự phát triển là do chiến tranh, nạn khủng bố, mất ổn định về chính trị.
+ ĐNA là khu vực giàu tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch còn hạn chế, những năm gần đây có sự bất ổn về chính trị VD như Thái Lan. . .
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xuất nhập khẩu của Đông Nam Á
1. Mục tiêu
- Phân tích được chỉ tiêu về xuất, nhập khâu của khu vực Đông Nam Á.
2. Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở
3. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn hs nhận xét.
Yêu cầu hs hoàn thiện vào phiếu học tập
Tên nước. 1990 2000 2004
Xingapo
Thái Lan
Việt Nam
Mianma
GV có thể cung cấp cho hs bảng số liệu XK và NK của các nước.
Gợi ý: So sánh giá trị XK và NK.
Theo năm nhận xét tình hình tăng của XK và NK.
So sánh XK và NK giữa các quốc gia.
Cho hs làm trong 5 phút.
Yêu cầu hs đứng dậy trình bày. GV tổng kết và bổ sung. 2. 2. Tình hình xuất nhập khẩu của Đông Nam Á
+ Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn từ 1990 – 2004.
+ Xing-ga-po và Thái Lan có cán cân thương mại dương ở hai thời điểm năm 2000 và 2004, ngược lại Việt Nam có cán cân thương mại âm ở cả ba thời điểm.
+ Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất trong khu vực (tăng hơn 10 lần trong 14 năm: xuất khẩu từ 2,4 lên 26,5; nhập khẩu từ 2,75 lên 31,9), mặc dù giá trị tuyệt đối ở mọi thời điểm đều thua so với Xing-ga-po và Thái Lan.
+ Xing-ga-po là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất và Mi-an-ma có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất ở cả 3 thời điểm trong số 4 quốc gia.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Công thức tính bình quân chi tiêu của khách du lịch là
A. Bình quân chi tiêu =chi tiêu của khách/ Số khách du lịch.
B. Bình quân chi tiêu =chi tiêu của khách x Số khách du lịch.
C. Bình quân chi tiêu =chi tiêu của khách+Số khách du lịch.
D. Bình quân chi tiêu =chi tiêu của khách-Số khách du lịch.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng về bình quân chi tiêu của khách du lịch ở 3 khu vực: ĐNÁ, TNÁ, ĐÁ
A. Đông Nam Á lớn hơn Tây Nam Á và Đông Á
B. Đông Nam Á bằng Tây Nam Á và Đông Á
C. Đông Nam Á bằng Tây Nam Á và thua Đông Á
D. Đông Á thua Đông Nam Á và Tây Nam Á
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Số khách du lịch đến và chi têu ở một số khu vực của châu Á, năm 2003
Khu vực Số khách du lịch đến
(Nghìn lượt người) Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
Đông Á 67230 70594
Đông Nam Á 38468 18358
Tây Nam Á 41394 18419
Biểu đồ thích hợp thể hiện số khách du lịch đến và chi têu ở một số khu vực của châu Á, năm 2003
A. Biểu đồ dạng cột đơn B. Biểu đồ dạng cột ghép
C. Biểu đồ dạng cột chồng D. Biểu đồ tròn
Câu 4: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành năm 1995 và 2004 (Đơn vị %)
Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tổng
1991 40,5 23,8 35,7 100
2004 21,8 40,2 38 100
a. Để thể hiện cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành năm 1995 và 2004 nên sử dụng biểu đồ nào sau đây
A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ đường
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Yêu cầu HS về nhà tìm số liệu về cơ cấu kinh tế của Việt Nam và vẽ biểu đồ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Tìm các hình ảnh, tài liệu về Ôxtraylia.