Giải SBT toán 10 Cánh diều bài 5 Phương trình đường tròn

Hướng dẫn giải bài 5 Phương trình đường tròn trang 88 SBT toán 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập & Lời giải

BÀI TẬP

47. Phương trình nào sau đây không là phương trình đường tròn?

A. $x^{2}+y^{2}=4$

B. $x^{2}+y^{2}+2x-1=0$

C. $2x^{2}+3y^{2}+2x+3y=9$

D. $x^{2}+y^{2}+4y+3=0$

Xem lời giải

48. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(C):(x+8)^{2}+(y-10)^{2}=36$ . Tọa độ tâm I của (C) là:

A. (8;-10)

B. (-8;10)

C. (-10;8)

D. (10;-8)

Xem lời giải

49. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(C):(x-1)^{2}+(y+2)^{2}=4$. Bán kính của (C) bằng:

A. 4

B. 16

C. 2

D. 1

Xem lời giải

50. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn tâm I(- 4; 2) bán kính R = 9 có phương trình là:

A. $(x-4)^{2}+(y+2)^{2}=81$

B. $(x+4)^{2}+(y-2)^{2}=9$

C. $(x-4)^{2}+(y+2)^{2}=9$

D. $(x+4)^{2}+(y-2)^{2}=81$

Xem lời giải

51. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): $(x – 3)^{2} + (y – 4)^{2} = 25$. Tiếp tuyến tại điểm M(0; 8) thuộc đường tròn có một vectơ pháp tuyến là:

A. $\overrightarrow{n}=(-3;4)$

B. $\overrightarrow{n}=(3;4)$

C. $\overrightarrow{n}=(4;-3)$

D. $\overrightarrow{n}=(4;3)$

Xem lời giải

52. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(C): (x-6)^{2}+(y-7)^{2}=16$. Hai điểm M, N chuyển động trên đường tròn (C). Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N bằng:

A. 16

B. 8

C. 4

D. 256

Xem lời giải

53. Tìm k sao cho phương trình: $x^{2} + y^{2} – 6x + 2ky + 2k + 12 = 0$ là phương trình đường tròn.

Xem lời giải

54. Viết phương trình đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau:

a) (C) có tâm I(- 6; 2) bán kính 7.

b) (C) có tâm I(3; - 7) và đi qua điểm A(4; 1)

c) (C) có tâm I(1; 2) và tiếp xúc với đường thẳng 3x + 4y + 19 = 0.

d) (C) có đường kính AB với A(- 2; 3) và B(0; 1)

e) (C) có tâm I thuộc đường thẳng $\Delta 1:\left\{\begin{matrix}x=1+t\\ y=1-t\end{matrix}\right.$ và (C) tiếp xúc với hai đường thẳng $\Delta 2: 3x+4y-1=0,\Delta 3:3x-4y+2=0$

Xem lời giải

55. Lập phương trình đường thẳng ∆ là tiếp tuyến của đường tròn $(C):(x+2)^{2}+(y-3)^{2}=4$  trong mỗi trường hợp sau:

a) ∆ tiếp xúc (C) tại điểm có tung độ bằng 3.

b) ∆ vuông góc với đường thẳng 5x – 12y + 1 = 0.

c) ∆ đi qua điểm D(0; 4).

Xem lời giải

56. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(C):(x+2)^{2}+(y-4)^{2}=25$  và điểm A(- 1; 3)

a) Xác định vị trí tương đối của điểm A đối với đường tròn (C).

b) Đường thẳng d thay đổi đi qua A cắt đường tròn tại M và N. Viết phương trình đường thẳng d sao cho MN ngắn nhất.

Xem lời giải

57. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các đường thẳng:$ \Delta 1:x+y+1=0,\Delta 2:3x+4y+20=0,\Delta 3:2x-y+50=0$ và đường tròn $(C):(x+3)^{2}+(y-1)^{2}=9$ . Xác định vị trí tương đối của các đường thẳng đã cho đối với đường tròn (C).

Xem lời giải

58. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(1; 1) và đường thẳng ∆: 3x + 4y + 3 = 0. Viết phương trình đường tròn (C), biết (C) có tâm M và đường thẳng ∆ cắt (C) tại hai điểm N, P thỏa mãn tam giác MNP đều.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT toán 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT toán 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập