Giải câu 3 trang 109 toán VNEN 7 tập 1

Câu 3: Trang 109 toán VNEN 7 tập 1

Luyện tập

a) Vẽ đoạn thẳng PQ = 10cm. Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Trên đường trung trực của đoạn thẳng PQ lấy điểm M không thuộc PQ. Qua điểm M vẽ đường thẳng

d // PQ.

b) Hình 51 có PI // NT // RO.

- Đọc tên các góc bằng nhau trên hình đó.

- Đọc tên các góc bù nhau trên hình đó.

- Chỉ ra một góc ngoài của tam giác TNO.

- Cho biết tổng các góc trong tứ giác PROI.

- Cho biết tổng các góc trong tứ giác PNTI.

c) Quan sát hình 52. Hãy cho biết số đo của các góc đỉnh C.

d) Tìm x và y trên các hình vẽ ở hình 53, biết SR // UV.

e) Chứng minh định lí: Nếu hai góc nhọn có các cặp cạnh tương ứng song song thì hai góc đó bằng nhau.

Bài Làm:

a) 

b) 

- Các góc bằng nhau trên hình là:

$\widehat{ONT}$ = $\widehat{OPI}$ (đồng vị);            $\widehat{IPO}$ = $\widehat{POR}$ (so le trong);

$\widehat{NOT}$ = $\widehat{PIO}$ (đồng vị);            $\widehat{RON}$ = $\widehat{ONT}$ (so le trong).

- Các góc bù nhau là:

$\widehat{PNT}$ và $\widehat{NPI}$ (hai góc trong cùng phía);

$\widehat{NTI}$ và $\widehat{PIT}$ (hai góc trong cùng phía);

$\widehat{NOT}$ và $\widehat{ROT}$ (hai góc trong cùng phía);

$\widehat{ROI}$ và $\widehat{PIO}$ (hai góc trong cùng phía);

$\widehat{IPR}$ và $\widehat{PRO}$ (hai góc trong cùng phía);

$\widehat{PNT}$ và $\widehat{TNO}$ (hai góc kề bù);

$\widehat{NTI}$ và $\widehat{NTO}$ (hai góc kề bù).

- Một góc ngoài của tam giác TNO là $\widehat{TNP}$.

- Tổng các góc trong của tứ giác PROI là 360$^{0}$.

- Tổng các góc trong của tứ giác PNTI là 360$^{0}$.

c)

Xem hình 52, ta thấy đường thẳng a và b cùng vuông góc với đoạn thẳng AB nên suy ra a // b hay

AD // BC.

Vì AD // BC nên ta có: $\widehat{ADC}$ + $\widehat{BCD}$ = 180$^{0}$ (hai góc trong cùng phía)

$\Rightarrow$ $\widehat{BCD}$ = 180$^{0}$ - $\widehat{ADC}$ = 180$^{0}$ - 120$^{0}$ = 60$^{0}$.

Như vậy góc còn lại ở đỉnh C sẽ bằng 180$^{0}$ - 60$^{0}$ = 120$^{0}$.

d)

 

Tìm x:

Có SR // UV nên $\widehat{SUV}$ + $\widehat{USR}$ = 180$^{0}$ (hai góc trong cùng phía)

$\Rightarrow$ $\widehat{SUV}$ = 180$^{0}$ - $\widehat{USR}$ = 180$^{0}$ - 135$^{0}$ = 45$^{0}$.

Lại có: $\widehat{RVU}$ + $\widehat{RVQ}$ = 180$^{0}$ (hai góc kề bù)

$\Rightarrow$ $\widehat{RVU}$ = 180$^{0}$ - $\widehat{RVQ}$ = 180$^{0}$ - 110$^{0}$ = 70$^{0}$.

Như vậy, xét tam giác PUV ta có: x + $\widehat{PUV}$ + $\widehat{PVU}$ = 180$^{0}$ (định lí 1)

$\Rightarrow$ x = 180$^{0}$ - ($\widehat{PUV}$ + $\widehat{PVU}$) = 180$^{0}$ - ($\widehat{SUV}$ + $\widehat{RVU}$) = 180$^{0}$ - (45$^{0}$ + 70$^{0}$) = 65$^{0}$.

Tìm y:

Xét tam giác DET, có: $\widehat{TDE}$ + $\widehat{DET}$ + $\widehat{ETD}$ = 180$^{0}$ (định lí 1)

$\Rightarrow$ $\widehat{ETD}$ = 180$^{0}$ - ($\widehat{DET}$ + $\widehat{TDE}$) = 105$^{0}$.

Có: $\widehat{ETD}$ = $\widehat{HTG}$ (đối đỉnh) $\Rightarrow$ $\widehat{HTG}$ = 105$^{0}$.

Xét tam giác THG, có: $\widehat{THG}$ + $\widehat{HTG}$ + y = 180$^{0}$ (định lí 1)

$\Rightarrow$ y = 180$^{0}$ - ($\widehat{THG}$ + $\widehat{HTG}$) = 35$^{0}$.

e) 

Vì Ox // O’x’ mà $\widehat{xOy}$ và $\widehat{x’Ay}$ là hai góc đồng vị $\Rightarrow$ $\widehat{xOy}$ = $\widehat{x’Ay}$ (1).

Vì Oy // O’y’ mà $\widehat{x’Ay}$ và $\widehat{x’O’y’}$ là hai góc đồng vị $\Rightarrow$ $\widehat{x’O’y’}$ = $\widehat{x’Ay}$ (2).

Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{x’O’y’}$ = $\widehat{xOy}$ (đpcm).

Xem thêm các bài Toán VNEN 7 tập 1, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN 7 tập 1, loạt bài giải bài tập Toán VNEN 7 tập 1 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.