I. Tìm hiểu chung bài học
Bố cục bài: Chia thành 3 đoạn
- Đoạn 1: Trước đây các tỉnh ven biển…khi có gió, bão, sóng lớn
=>Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- Đoạn2: Mấy năm qua, chúng ta....Cồn Ngạn, Cồn Lu,Cồn Mờ (Nam Định)
=>Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.
- Đoạn 3 : Nhờ phục hồi rừng ngập mặn.....bảo vệ vững chắc đê điều.
=>Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
Nội dung chính: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá ; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua ; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. Luyện tập trả lời câu hỏi cuối bài học
Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
Trả lời:
- Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…làm mất đi một phần rừng ngập mặn.
- Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn,…
Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
Trả lời:
Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
Câu 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Trả lời:
Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.