Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả

Câu 4: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.

Bài Làm:

a.

  • Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả là: đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, mưa xuân thay thế cho mưa phùn; bầu trời xanh tươi sáng sủa; trên giàn hoa lí ong đi kiếm nhị hoa;
  • Không khí sinh hoạt: con người quay trở về với bữa cơm giản dị của cà om với thịt thăn; cánh màn điều ở bàn thờ hạ xuống, cuộc sống thường nhật đã trở lại…
  • Con người trở về với cuộc sống thường nhật, thiên nhiên dù đã có chút thay đổi nhưng vẫn rất đẹp, làm say đắm lòng người.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.
c. Về giọng điệu và ngôn ngữ:

  • Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn sác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
  • Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Mùa xuân của tôi

Câu 1: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
 Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

Xem lời giải

Câu 5: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1

Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Diễn tả cảm xúc của em  về mùa đông bằng một đoạn văn ngắn

Xem lời giải

Câu 2: Diễn tả cảm xúc của em  về mùa hạ bằng một đoạn văn ngắn

Xem lời giải

Câu 3:  Diễn tả cảm xúc của em về mùa thu bằng một đoạn văn ngắn

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Mùa xuân của tôi "

Xem lời giải

Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Mùa xuân của tôi"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.