Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6

1. Bài tập trong SBT

19.1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng.

19.2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

19.6. Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau.

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

Nhiệt độ (0$^{\circ}$C)

Thể tích (cm$^{3}$) Độ tăng thể tích (cm$^{3}$)
0 V0 = 1000 ΔV0=⋯
10 V1 = 1011 ΔV1=⋯
20 V2 = 1022 ΔV2=⋯
30 V3 = 1033 ΔV3=⋯
40 V= 1044 ΔV4=⋯

2. Vẽ lại vào vở hình 19.2, dùng dấu (+) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ (ví dụ trong hình là độ tăng thể tích ΔV2 ứng với nhiệt độ 20$^{\circ}$C).

a. Các dấu + có nằm trên một đường thẳng không?

b. Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C không? Làm thế nào? 

Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6

Bài Làm:

19.1. Chọn C.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

19.2. Chọn B.

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = $\frac{m}{V}$

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

19.6. 1. Tính độ tăng thể tích:

ΔV0 = 0 cm$^{3}$; ΔV1 = 11 cm$^{3}$

ΔV2 = 22 cm$^{3}$; ΔV3 = 33 cm$^{3}$; ΔV4 = 44 cm$^{3}$

2. Vẽ đồ thị:

Đáp án bài tập trang 67-68 vbt vật lí 6

a. Các dấu + đều nằm trên một đường thẳng

b. Ta có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C. Độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C là 27,5cm$^{3}$.

Cách làm:

Ta thấy: cứ tăng 10$^{\circ}$C thì ΔV = 11 cm$^{3}$.

Do đó cứ tăng 5$^{\circ}$C thì ΔV = 11:2 = 5,5 cm$^{3}$.

Vậy độ tăng thể tích ở 25$^{\circ}$C là: 22 + 5,5 = 27,5 cm$^{3}$.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

2. Bài tập bổ sung

19.a. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.

D. Cả ba hiện tượng trên không xảy ra.

19.b. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng đã được đun nóng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng mới đầu tăng, sau đó giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

19.c. Tại sao để quan sát sự nở vì nhiệt của chất khí ta chỉ cần áp tay vào bình đựng khí, còn để quan sát sự nở vì nhiệt của chất lỏng ta phải nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng?

19.d. Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ