Đáp án bài tập trang 53-54 vbt vật lí 6

1. Bài tập trong SBT

15.1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống ?

a. Đòn bẩy luôn có.......và có........tác dụng vào nó

b. Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi......

15.2. Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên (H.15.1). Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất ?

A. ở X

B. ở Y

C. ở Z

D. ở khoảng giữa Y và Z

15.3. Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O1 (điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng người người) vào các vị trí thich hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.3.

15.4. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp (hình 15.3). Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?

Bài Làm:

15.1. a) Đòn bẩy luôn có một điểm tựa và có lực tác dụng vào nó.

b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi về lực.

15.2. Chọn A.

Vì khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới vật thì sẽ cho ta lợi về lực.

15.3. Trong các đòn bẩy trên dùng các đòn bẩy ở hình: c, d được lợi về lực.

Các kí hiệu O (điểm tựa O), O1 (điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng người người) được biểu như hình 15.3:

Đáp án bài tập trang 53-54 vbt vật lí 6

15.4. Dùng thìa sẽ mở được nắp hộp dễ hơn.

Vì khoảng cách từ điểm tựa O (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của vật O1 (chỗ nắp hộp đè lên thìa hoặc đồng xu) khi dùng thìa và đồng xu là như nhau, nhưng khoảng cách từ điểm tựa O (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của người O2 (chỗ tay cầm) ở thìa lớn hơn đồng xu nên ta được lợi về lực nhiều hơn khi dùng đồng xu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải vở BT vật lí 6 bài: Đòn bẩy

2. Bài tập bổ sung

15.a. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người ......... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi về lực.

15.b. Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên (H.15.4). Phải đặt lực tác dụng F của người ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

A. Ở A (lực F1).

B. Ở B (lực F2).

C. Ở C (lực F3).

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và điểm tác dụng P của vật.

15.c. Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O1 (điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng của người) vào các vị trí thích hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.5.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ