Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sự phân công nghiệp

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao trong nền kinh tế công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo?

Câu 2: Các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hóa. Giải thích tại sao?

Câu 3: Tại sao sản xuất công nghiệp có mức độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao?

Câu 4: Tại sao sản xuất công nghiệp có tính tập trung?

Câu 5: Công nghiệp có tác động như thế nào đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường?

Câu 6: Có bao nhiêu cách phân loại ngành công nghiệp và phân loại như thế nào?

Bài Làm:

Câu 1:

Trong nền kinh tế công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo:

- Cung cấp tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nên kinh tế. Việc sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất lao động, đầy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác (nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại,...).

- Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng, có giá trị cho cuộc sống con người; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

Câu 2:

- Quá trình công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch tử một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp. - Các nước đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá để:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. +

+ Đảm bảo ổn định về kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Phù hợp với xu hướng chung trên thế giới hiện nay.

Câu 3:

Mức độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao

+ Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất hết sức chi tiết, chặt chẽ; mỗi giai đoạn có đầu vào, quy trình và kĩ thuật sản xuất không giống nhau. Việc sản xuất chuyên môn hoả mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

+ Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ...), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm,... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Câu 4: 

Sản xuất có tính tập trung:

+ Do công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ... để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, tính chất tập trung cao độ góp phần thúc đẩy phát triển chuyên môn hóa, hợp tác hóa...

+ Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp là tác động vào nguyên liệu. Trên một diện tích nhất định, có thể tập trung một khối lượng lớn nguyên liệu, xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động, tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.

+ Đem lại hiệu quả cao.

Câu 5:

- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:

+ Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển.

+Công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên đã mở rộng danh mục các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp.

- Trong nền kinh tế của một quốc gia hoạt động công nghiệp gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất đến tải nguyên và môi trường:

+ Khai thác và sử dụng rất nhiều tài nguyên, đặc biệt tài nguyên khoáng sản (tài nguyên không thể phục hồi).

+ Tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên rất lớn làm cạn kiệt nhanh chóng.

+ Thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiễm đất, nước sông hồ, nước ngầm, biển và đại đương; có nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài.

+ Đưa nhiều khí nhà kính vào không khí gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 6:

Có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp.

- Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động (đây là cách phân loại phổ biến nhất). Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sự phân công nghiệp

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành công nghiệp?

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp?

Câu 3: Trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp?

Câu 4: Nêu các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Câu 5: Nêu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 2: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Câu 3: Vị trí địa lí và các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Câu 4: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp?

Câu 5: Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp mũi nhọn?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Giải thích tại sao?

Câu 2: Ngành công nghiệp mũi nhọn được xác định dựa trên những tiêu chí nào?

Câu 3: Tại sao thị trường là yếu tố sống còn, quan trọng hơn cả nguồn nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp?

Câu 4: Tại sao ngành sản xuất công nghiệp có tính chất hai giai đoạn và có phải tuân theo trình tự bắt buộc như sản xuất nông nghiệp không?

Câu 5: Trong điều kiện và xu thế hội nhập theo hướng toàn cầu hóa hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đến sự phân bố công nghiệp?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập